Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Phần 2 - Làm sao chúng ta ăn uống đường mà không bị bệnh tiểu đường - Nguyên nhân và cách chữa bệnh

PHẦN HAI :  CHÚNG TA ĐANG BỊ LỪA VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

I.  HÃY TỈNH TÁO ĐỂ BIẾT TẠI SAO CHÚNG TA BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

A-TẠI SAO TRƯỚC NĂM 1998 NHÂN LOẠI ÍT BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
.
Từ những năm 1998 trở về trước, trên thế giới không ai bị bệnh tiểu đường nhiều như ngày nay, thời đó giới y tế cũng đã quan tâm đến bệnh tiểu đường nên có buổi họp chuyên ngành của thế giới để thống nhất về tiêu chuần cách thử đường, định tiêu chuẩn xét nghiệm đường trong máu và thống nhất tiêu chuẩn xác định như thế nào mới được xem ai là người bị bệnh tiểu đường và cách điều trị.
Tây y định nghĩa bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa đường từ thức ăn, do chức năng chuyển hóa của tỳ-vị (lá lách và bao tử) thiếu chất insulin.
Đường đến từ thức ăn uống muốn được chuyển hóa thành chất bổ thì chức năng của tụy tạng cần phải khỏe để sản xuất tiết ra đủ lượng insulin để cân bằng. Nếu trong cơ thể thiếu insulin không cân bằng được lượng đường trong thức ăn thì chúng ta có lượng đường dư thừa, chúng ta sẽ bị bệnh dư đường cao được gọi là bệnh tiểu đường cao.
Thiếu đường hoặc dư đường trong máu sẽ làm rối loạn chức năng ở các cơ quan, và các mạch máu lớn và mao mạch.
Tây y chẩn đoán bệnh tiểu đường, thử ở mức đói sáng ngủ dậy chưa ăn gì, hoặc thử tại chỗ, cho bệnh nhân uống 75g đường glucose (12 thìa cà phê) rồi 2 giờ sau thử đường, gọi là thử tiêu chuẩn mức no.
.
1- Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 1979 :
Ủy Ban Quốc Gia về bệnh tiểu đường đã đưa tiêu chuẩn áp dụng trên toàn thế giới như sau :

a-Đường lúc đói cao hơn hay bằng 140mg/dL (=7.8mmol/l), phải thử hai lần vào 2 lúc đói khác nhau.

b-Đường lúc no, thử lúc bất kỳ cao hơn hay bằng 200mg/dL (=11.1mmol/l).

c-Hoặc cho uống 75g đường glucose, đợi sau 2 giờ thử đường cao hơn 200mg/dL, nhưng khi đói lại thấp hơn 140mg/dL thường xuất hiện ở những đàn ông bị bệnh bất lực hay sản phụ sinh con nặng hơn 4kg, hoặc nhiễm nấm âm đạo.

Tóm lại :
Đường-huyết khi đói :
Dưới 140mg/dL=7.8mmol/l là không bị bệnh tiểu đường, cao hơn 140mg/dL là ngươi có bệnh tiểu đường.

Sau khi ăn no :
Đường-huyết thấp dưới 200mg/dL=11.0mmol/l là không bị bệnh tiểu đường, cao hơn là người có bệnh tiểu đường.

Với tiêu chuẩn này thì tất cả chúng ta không có bệnh tiểu đường, và số lượng người bị bệnh tiểu đường trên thế giới rất ít, và tiêu chuẩn này môn Khí Công Y Đạo vẫn đang áp dụng cho đến ngày nay, và chính tôi đo đường-huyết của tôi trước và sau khi ăn vẫn nằm trong tiêu chuẩn này hơn 40 năm qua không hề có bệnh gì do hậu qủa của đường cao.

Nếu so với tiêu chuẩn mới ngày nay thì tôi sẽ là người có bệnh tiểu đưởng cao rồi, nhưng tôi từ chối không dùng thuốc chữa tiểu đường vì theo tiêu chuẩn này tôi không hề có bệnh tiểu đường, nên vẫn khỏe mạnh không dùng thuốc tránh được những biến chứng bệnh do hậu quả của thuốc chữa tiểu đường.

2-Ngành y tìm ra bệnh tiểu đường loại 2 và thay đổi tiêu chuẩn đường trên thế giới lần thứ hai năm 1998
Uỷ Ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh Tiểu Đường (The Expert Committee on Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus) đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại mới của bệnh Tiểu Đường tại hội nghị thường niên của Hội đái tháo đường Mỹ (ADA) ở Boston. 

Tổ chức Y Tế Thế Giới công nhận vào năm 1998.
a-Đường-huyết lúc đói cao hơn hay bằng 126mg/dL=7.3mmol/l sau 1 đêm nhịn đói hay sau 8 giờ không ăn, phải thử 2 lần khác nhau. (thấp hơn tiêu chuẩn cũ)

b-Đường-huyết thử lúc bất kỳ cao hơn hay bằng 200mg/dL=11mmol/l (giống tiêu chuẩn cũ)
Thêm 2 tiêu chuẩn mới :

c-Rối loạn đường-huyết lúc đói : 110-125mg/dL ( =6.5-7.2mmol/l)

d-Rối loạn đường-huyết lúc no : 140-199mg/dL (=8.0-11mmol/l)

Như vậy người không có bệnh tiểu đường lúc đói phải thấp hơn 110mg/dL (dưới 6.5mmol/l) thì không bị bệnh tiểu đường, còn cao hơn thì có bệnh tiểu đường

Lúc no, hay sau khi uống 75g đường glucose rồi thử thấp hơn 140mg/dL là chuyển hóa tốt bình thường không có bệnh tiểu đường.

Chúng ta nhận thấy, trong tiêu chuẩn mới này có mâu thuẫn, là sau khi ăn, đường-huyết vẫn giữ tiêu chuẩn cũ dưới 200mg/dL thì không bị chẩn đoán bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên theo 2 tiêu chuẩn mới bị xếp vào loại rối loạn đường huyết lúc đói và lúc no.
Đó là bước chuẩn bị cho thời gian hạ tiêu chuẩn tiểu đường thấp hơn để ngành y-dược có cơ hội bào chế thêm thuốc sẽ tăng thêm lợi nhuận vì hàng triệu người sắp bị chẩn doán có bệnh tiểu đường, mà không đưa ra lý do những biến chứng hậu qủa của bệnh thiếu đường sẽ gây ra những bệnh gì, và đường cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ra những bệnh gì

3-Lợi nhuận của các công ty y-dược Mỹ thu được thêm nhiều người không bị bệnh tiểu đường trở thành bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, theo nghiên cứu của Bác Sĩ Nguyễn Thượng Chánh trong bài viết : Vạch Trần Sự Thật về ngành Y-Dược, như sau :
Bênh tiểu đường loại II

Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…Lập tức có thêm 1 700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)
“Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.” Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.

4-Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 2003 :
Hiệp Hội Tiểu Đường các nước còn bất đồng về tiêu chuẩn đường trong lần thay đổi thứ ba năm 2003

Năm 1997, Ủy ban các chuyên gia về bệnh tiểu đường định nghĩa rối loạn đường-huyết đói : 110-125mg/dL (6.5-7.2mmol/l) và năm 2003 WHO và nhiều Hiệp Hội về bệnh tiểu đường không chấp nhận đề nghị này.

Vì có mâu thuẫn theo tiêu chuẩn lần thứ nhất khi đói không bị bệnh tiểu đường nằm trong 100-140mg/dL, nay lại phân loại từ 126-140 mg/dL là có rối loạn đường huyết,

Cũng vì không đòng thuận, nên các công ty được phẩm khác nhau trên thế giới sản xuất các hộp que thử đường ghi trên hộp của các hãng sản xuất dược ghi khác nhau tùy theo tiêu chuẩn mỗi nước. Như hãng Bayer có hộp que thử đường hiệu Contour ghi tiêu chuẩn bình thường từ 6.3-7.9mmol/l, nhưng hãng Roche sản xuất que thử hiệu Accu-Chek tiểu đường cao ghi từ 14.1-19.1mmol/l tiểu đường thấp ghi từ 1.7-3.3mmol/l, như vậy những người nằm trong khoảng giữa 3.4-14.0mmol/l không ghi chú, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Và khi những bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán có bị bệnh tiểu đường phải uống thuốc, thì bệnh nhân thắc mắc, đem những hộp que thử tiểu đường của mình lên đưa cho bác sĩ, nói rằng theo tiêu chuẩn này chúng tôi không có bị bệnh tiểu đường, bác sĩ trả lời : Không cần biết, chúng tôi được học những ai có đường huyết cao hơn 6.2mmol/l là có bệnh tiểu đường.

5-Thay đổi tiêu chuẩn lần thứ tư năm 2010
Tháng 1/2010 với sự đồng thuận của các úy ban quốc gia các nuớc công bố tiêu chuẩn mới, đưa cách thử HbA1c thử máu trong phòng thí nghiệm vào tiêu chuẩn, và lấy tiêu chuẩn HbA1c là cao hơn hay bằng 6,5%, đó là cách thử Glycohemoglobin. Nhưng không áp dụng cho trường hợp có bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu, vì kết qủa sẽ không chính xác, nên lại phải dựa vào tiêu chuẩn đói và no. Lúc đói cao hơn 126mg/dL (7.3mmol/l), lúc no cao hơn 200mg/dL (11.0mmol./l) là có bệnh tiểu đường.

Nếu cả hai xét nghiệm lọt đúng tiêu chuẩn trên mức quy định kể trên thì xác định bị bệnh tiểu đường, còn chỉ có một, thì phải thử lại.

Lý thuyết thì như vậy, trên thực tế, một trong hai kết quả trên tiêu chuẩn vẫn phải bị uống thuốc trị tiểu đường, một sự bất đồng khác về chuyên môn có vẻ như đánh lừa mọi người vì tiêu chuẩn thay đổi còn bất đồng ý kiến tiêu chuẩn lấy mức 126mg/dL, cao hơn là bị bệnh tiểu đường, nhưng vì lợi nhuận của các công ty y-dược, nên họ có cả một hệ thống thông tin, liên kết với các bác sĩ, cơ quan bảo hiểm sức khỏe, mở các khóa học tu nghiệp ngành y, ngành dược hàng năm, luôn luôn hù dọa dồn dập trên truyền thông báo chí, tạp chì y khoa ra rả mỗi ngày nói về sự nguy hiểm của đường, và mặc dù Hiệp Hội Tiểu đường các nước chưa đồng thuận, nhưng các bác sĩ đã được đi tu nghiệp đều thống nhất hạ tiêu chuẩn đường-huyết thấp hơn so với tiêu chuẩn năm 2010, có nơi định tiêu chuẩn đường huyết khi đói trên 6.2mmol/l=104mg/mg/dL là người có bệnh tiểu đường phải dùng thuốc hay nhẹ nhàng hơn thì cảnh báo bệnh nhân đang có dấu hiệu tiền tiểu đường.

Một mâu thuẫn bất đồng khác, ngành dược kinh doanh vì lợi nhuận tạo ra hệ thống truyền thông y tế cùng với các bác sĩ ngành y và các cơ quan bảo hiểm vẫn đồng thuận tiêu chuẩn định bệnh tiểu đường cho những ai khi bụng đói trên 104mg, nhưng ngành dược sản xuất vẫn ghi trên hộp que thử tiêu chuẩn bình thường không bị bệnh từ 6.3-7.9mmol/l =106-139mg/dL để tránh bị bệnh nhân thưa kiện khi có biến chứng xẩy ra do hậu quả của thuốc hạ đường thấp dưới mức này thì không phải đền tiền thiệt hại, vì không phải lổi của ngành dược, còn ngành y không bác sĩ nào có lỗi vì tất cả đồng thuận áp dụng tiêu chuẩn thấp như đã được học.

Chúng ta thử tưởng tượng số doanh thu của các công ty y-dược tăng đến chừng nào khi có thêm hàng triệu bệnh nhân vì sợ bệnh tiểu đường phải chấp nhận uống thuốc chữa bệnh tiểu đường, mà thực ra chúng ta không hề có bệnh tiểu đường.

B-TIÊU CHUẨN ĐỊNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG CÁCH THỬ HbA1c

1-Nguyên nhân hạ thấp tiêu chuẩn đường-huyết :
Tây y cho rằng nhiều nghiên cứu cho thấy, người nào có đường-huyết lúc đói thấp hay bằng 140mg/dL thì khi no lại cao hơn 200mg/dL, theo thống kê có khoảng 33% những người như thế lại không được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường ? Như vậy đã bỏ sót nhiều người.(có nghĩa là bỏ sót lợi nhuận ?)
Điều này không đúng hoàn toàn, đường cao sau khi ăn là do ăn nhiều thức ăn có nhiều đường, nhưng chức năng điều tiết insulin vẫn tốt nên khi đói vẫn trở lại thấp dưới 140mg/dL, và khi bệnh nhân biết sau khi ăn mà cao thì tự họ bớt ăn thì có gì làm cho đường cao hơn 200mg/dL. Lý do này không thuyết phục vì không phải mọi người sau khi ăn lúc nào cũng có khoảng 33% người bệnh tiểu đường.

2-Tại sao lại lấy ngưỡng đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dL và mức đường huyết đói ≥ 126 mg/dL là có bệnh Tiểu đường?
Hiệp hội Đái Tháo Đường thế giới đã đồng thuận tiêu chuẩn này chưa?
Khi theo tiêu chuẩn mới này thì không cần phải xét nghiệm pháp dung nạp đường 75g sau 2 giờ, gây tốn kém thời gian và tiền bạc, và sẽ không bỏ sót các trường hợp bệnh tiểu đường không được chẩn đoán.

Tuy nhiên trên thực tế, những người đang dùng thuốc trị tiểu đường, lúc đói vẫn cao hơn 125mg/dL và lúc no vẫn cao hơn 140mg/dL, chúng ta rút ra được kết luận 2 điều :

a-Thuốc tiểu đường vẫn không làm hạ đường dưới mức tiêu chuẩn.
b-Thời gian dùng thuốc trị tiểu đường dài lâu suốt đời mà vẫn cao hơn tiêu chuẩn mà không bị tử vong như báo cáo.

Khi theo dõi sự thay đổi của đáy mắt với mức đường khi no cao trong khoảng 190- 200mg/dL, và khi đói trong khoản 120-130mg trở lên, thì tỷ lệ bệnh võng mạc tăng lên.
Đây cũng là một cách biện minh có vẻ chuyên môn, nhưng thật ra khi đường huyết đo trên tay xuống thấp 66mg/dL thì võng mạc cũng tăng lên làm lóa mắt không nhìn rõ chữ và không thấy chữ giống như mắt bị nhỏ thuốc Atropin, phải uống ngay 3 thìa đường cát vàng cho đường huyết thử trên tay lên 136mg thì mắt mới trở lại tình trạng bình thường.

Trong nghiên cứu này còn nói thấy tỷ lệ mới mắc bệnh mạch vành gây tử vong có mức đường-huyết lúc đói cao hơn 125mg/dL khi đói và khi no cao hơn 140mg/dL. Nhưng không thấy biến chứng mạch máu lớn và mao mạch.

Đây cũng là một cách hù dọa, so tiêu chuẩn mới với tiêu chuẩn ban đầu khi đói dưới 140mg/dL, khi no dưới 200mg/dL, thì từ trước chúng ta đã có những thống kê bao nhiêu người bị bệnh mạch vành gây tử vong mà có đường huyết cao hơn 125mg/dL?

Đó cũng là một sự hù dọa có vẻ khoa học đánh lừa các nhà trí thức còn mê ngủ chăng ?

Vì chính các nhà trí thức còn mê ngủ này dù là bác sĩ hay kỹ sư vẫn tin tưởng vào khoa học nói gì đúng đó, a dua theo, hù dọa đường cao hơn 126mg/dL rất nguy hiểm, đã gây ra một hậu quả hại người làm tất cả mọi người dù không có bệnh tiểu đường cũng kiêng sợ không dám dùng đường, chính mình cũng sợ ăn ngọt, nên số người bị bệnh thiếu đường khoảng 80% nhiều hơn so với người đang bị bệnh tiểu đường 20%, mà hậu quả của bệnh thiếu đường của cả hai loại trở thành bệnh Hypoglycémie, gây ra nhiều bệnh nan y và chết âm thầm tây y không tìm ra bệnh. Tại sao ? vì thật ra nguyên nhân trước mắt nhìn thấy là đường thấp bị bỏ qua vì cho là đường thấp dưới tiêu chuẩn thì tốt, và chính những nhà trí thức còn mê ngủ này cũng nằm trong số nạn nhân bị bệnh thiếu đường, cơ thể thiếu năng lượng không khỏe mạnh, vì tế bào không được cung cấp đường giúp tế bào có năng lượng hoạt động.

Như vậy thì thức ăn nuôi tế bào chính là 3 chất căn bản : chất béo, chất bột, chất đường nằm trong tế bào chất để nuôi nhân tế bào phát triển. Khi tế bào thiếu đường thì không có năng lượng hoạt động, tế bào sẽ teo yếu dần trở thành tế bào ung thư, nên tế bào ung thư không phải do vi trùng làm tế bào ung thư, và đa số trí thức mê ngủ lại tin vào lý thuyết đường sẽ làm tế bào ung thư phát triển, vì thí nghiệm tiêm đường vào cơ thể thì đường chạy ngay vào tế bào ung thư là thật. Thật ra các tế bào ung thư đã là tế bào đói đường, nó cần được giữ lượng đường căn bản để hoạt động bảo vệ sự sống cho con người, và tế bào không có đường tế bào sẽ chết.

Do đó lượng đường và máu rất quan trọng cho sự sống con người và nhiều người cũng đã hiểu lầm là những người bị ung thư cấm không được bổ máu và đường sẽ làm ung thư phát triển là sai, vì trong 100% tế bào thiếu máu thiếu đường thì trong đó có 5% tế bào đã qúa yếu chờ chết, bỗng dưng được tiếp máu và đường, thì 95% tế bào khỏe hơn tiếp nhận máu và đường trước sau mới đến 5% tế bào ung thư được phục hồi sau.

Nhiều bệnh nhân ngoại quốc bị ung thư tây y đã chê, hẹn 3 tuần chết, đến gặp tôi, tôi khuyên họ, đằng nào cũng chấp nhận chết, nhưng tại sao không thử, một là cho chết nhanh hơn dự định, hai là sống khỏe hơn bằng cách bổ máu, uống đường cát vàng hay nước mía, tập thể dục khí công bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng 300 lần để chuyển hóa thức ăn và thông khí huyết toàn thân đem chất bổ đi nuôi lại các tế bào, phục hồi tế bào bệnh, cuối cùng thì họ sống khỏe thoát chết nhờ theo dõi áp huyết và đường đúng tiêu chuẩn.

Muốn biết tế bào có dấu hiệu ung thư hay không thì cần phải đo áp huyết bên tay phải, số tâm trương diastolic dưới 60mmHg là thiếu máu trong gan cung cấp cho tim bơm dẫn máu đến các tế bào không đủ, và phải đo đường trong máu phải đủ từ 100-140mg/dL khi bụng đói, từ 140-200mg/dL khi bụng no là cơ thể đủ đường chuyển hóa thức ăn và tăng thêm năng lượng giúp tế bào hoạt động không bị mệt mỏi, nếu đường-huyết thấp dưới 80mg/dL là người bị bệnh thiếu đường (hypoglycemie) chứ không còn là người bị bệnh đường-huyết cao (hyperglycemie), lâu ngày tế bào yếu dần, không đủ năng lượng hoạt động sẽ trở thành tế bào ung thư.

3-Tiêu chuẩn định bệnh tiểu đường theo cách thử Glucohemoglobin HbAc1 năm 2010
Hiệp hội Đái Tháo Đường Thế Giới quy định : Nếu HbA1c cao hơn hay bằng 6.5%, nhưng đường-huyết lúc đói thấp hơn 126mg/dL thì thử lại HbA1c.
Hay ngược lại nếu HbA1c thấp hơn mà thử đường lúc đói cao hơn thì thử lại lúc đói. Tuy nhiên 1 trong hai thử nghiệm cao hơn vẫn kết luận có bệnh tiểu đường.
Trường hợp nghi ngờ nên lập lại xét nghiệm 3-6 tháng.

4-Tiêu chuẩn định bệnh tiểu đường theo cách thử Glucohemoglobin HbAc1 năm 2011 lại tự động thay đổi tiêu chuẩn thấp hơn.
Năm 2011 cơ quan WHO đã chấp nhận đưa phương pháp thử HbA1c và thống nhất tiêu chuẩn như sau :
• Đường huyết tương lúc đói < 100 mg/dl (< 5,6 mmol/L) là đường huyết đói bình thường.
• Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose< 140mg/dl (< 7,8mmol/L) là dung nạp glucose bình thường.
• HbA1c < 5,7%.

Theo KCYD, tiêu chuẩn này khiến mọi người trên thế giới đều bị trở thành nạn nhân có bệnh đường-huyết thấp thành bệnh hypoglycemie, cơ thể thiếu năng lượng đường để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ làm các tế bào suy yếu dần, đó là nguyên nhân tại sao thời đại văn minh khoa học tiến bộ lại có nhiều người bị bệnh ung thư vì tế bào chất cần 3 yếu tố protid, lipid, và glucid, mà nay thiếu yếu tố glucid tế bào trong con người mất dần năng lượng hoạt động làm yếu hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh tật.

5-Vì sao năm 2010 đưa HbA1c vào tiêu chuẩn ≥ 6,5%? (135mg/dL) chẩn đoán Bệnh Tiểu Đường và năm 2011 lại lấy tiêu chuẩn ≥ 5.7% (105mg/dL)?
Trong báo cáo mới đây sau khi xem xét các bằng chứng và sự thiết lập của các nghiên cứu dịch tể học cho thấy tỉ lệ bệnh võng mạc gia tăng có liên hệ với HbA1c ở mức từ 6,2% - 6,5%. Ủy ban các chuyên gia Quốc tế đã đưa HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường với ngưỡng ≥ 6,5% và ADA đã khẳng định lại quyết định này. Các nghiên cứu dịch tể cho thấy có mối liên hệ giữa HbA1c và nguy cơ xuất hiện bệnh lý võng mạc tương tự như mối liên hệ giữa mức đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose.

Xét nghiệm HbA1c có nhiều tiện ích cho chẩn đoán vì không cần phải nhịn đói mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào, lại có tính ổn định nhiều ngày mà không bị rối loạn trong giai đoạn có stress. Phân tích dữ kiện các điều tra sức khoẻ và dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có khoảng dưới 1/3 bệnh nhân bệnh tiểu đường không được chẩn đoán ở ngưỡng HbA1c ≥ 6,5% có mức đường huyết đói ≥ 126mg/dl, mà thật ra phải là ≥ 137mg/dl

Chỉ dựa vào lý do bệnh mắt là lý do mơ hồ mà hạ đường huyết, trong thực tế mắt bị mù vì đường-huyết hạ thấp do hậu qủa của việc dùng thuốc hạ đường xuống thấp dưới 4.0mmol/l làm teo thần kinh thị giác mà không ai phát hiện hay cố tình lờ đi những phản ứng phụ do hậu qủa của thuốc chữa bệnh tiểu đường ?

6-Thử nghiệm HbA1c như thế nào, để làm gì ?
Liên đoàn hiệp hội bệnh tiểu đường quốc tế khuyến cáo thử HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1. loại 2. thử nghiệm náy có nhiều tên gọi khác nhau như glycated hemoglobin, hemoglobin glycosyl hóa, hemoglobin A1C và HbA1c., nó phản ảnh đường trong máu trung bình 2-3 tháng qua, tìm phần trăm của hemoglobin là một loại protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy, được phủ một lớp đường glycated.
Khi thử nghiệm có thể ăn uống bình thường trước khi thử nghiệm, dùng kim lấy ít máu ở tĩnh mạch cánh tay gửi đến phòng thí nghiệm.

Kết qủa xếp loại như sau :
Những tỷ lệ % của HbA1c tương đương với máy thử đường cá nhân ở đầu ngón tay:
4.0% 60mg/dL (4.0mmo/l)
4.5% 75mg/dL (4.7mmol/l)
5% 90 mg / dL (5.5 mmol / L).
6% 120 mg / dL (7.0 mmol / L).
6.5% 135mg/dL (7.7mmol/l)
7% 150 mg / dL (8.3 mmol / L).
8% 180 mg / dL (10 mmol / L).
9% 210 mg / dL (11,7 mmol / L).
10% 240 mg / dL (13,3 mmol / L).
11% 270 mg / dL (15 mmol / L).
12% 300 mg / dL (16,7 mmol / L).
13% 333 mg / dL (18,5 mmol / L).
14% 360 mg / dL (20 mmol / L).

Xét nghiệm không chính xác nếu có bệnh xuất huyết, thiếu hồng cầu, làm kết quả thấp, hay thiếu máu, thiếu chất sắt, hay bệnh về máu kết qủa có thể giả cao hay giả thấp, và các kết qủa thử nghiệm khác nhau đôi chút ở các phòng thí nghiệm khác nhau..
Kiểm chứng các chỉ số thử đường HbA1c tương đương với trị số thử đường trên tay như bảng trên đây để chúng ta so sánh và tự tìm hiểu xem mình có bị bệnh tiểu đường hay không theo quy ước là 1 trong 2 thử nghiệm cao hơn tiêu chuẩn mới bị bệnh tiểu đường thì chúng ta nhận thấy nếu tiêu chuẩn thử đường 3 tháng 1 lần khi xét nghiệm máu là đúng thì trị số đường trên tay sẽ sai, điểm này các bác sĩ có nhìn ra không ?
HbA1c ≥ 6,5% có mức đường huyết đói ≥ 126mg/dl. thay vì tương đương với 135mg/dL(theo bảng trên).

7-Bệnh tiền tiểu đường là gì ?
Chính là do các bác sĩ được tu nghiệp trong hệ thống truyền thông y tế hàng năm, giống như đi nghe chỉ thị, rồi về thực hành, cho các bệnh nhân nào lọt vào tiêu chuẩn vượt ngưỡng trên 6.5mmol/l là phải dùng thuốc trị bệnh tiểu đường.
Nhiều bác sĩ dù có thắc mắc cũng không dám hỏi hay chất vấn về mâu thuẫn giữa hai kết quả thử trên tay và thử máu qua xét nghiệm HbA1c, vì sợ mất bằng hành nghề.

Hiệp Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đánh giá kết quả điều trị tiểu đường căn cứ trên 2 yếu tố:
Không cần điều trị tiểu đường, vì thấp hơn tiểu chuẩn là :
Khi đường huyết 60 -99 < 100 mg/dl trước khi ăn. Nhưng trên thực tế, những người đang dùng thuốc làm đường-huyết thấp dưới 100mg/dL cũng vẫn phải dùng thuốc cho đến khi đường-huyết hạ thật thấp dưới 60 sẽ chết bất đắc kỳ tử trong giấc ngủ qua đêm, không ai cứu kịp.
Đường huyết <140 mg/dl trước khi đi ngũ. HbA1c 4%-< 6% (60mg/dL-119mg/dL)
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là :
Đường-huyết 70-130 mg/dl 100-180 mg/dl < 7% (149mg/dL) < 70 mg/dl hay > 130 mg/dl < 100 mg/dl hay > 180 mg/dl > 7% (150mg/dL)
Theo KCYD với tiêu chuẩn này thì không ai bị bệnh tiểu đường cả, với tiêu chuẩn này cơ thể mới có đủ năng lượng hoạt động khi làm việc, năng lượng sẽ tiêu hao, cuối ngày đường-huyết sẽ hạ thấp để khi lúc đi ngủ, lượng đường huyết phải nằm trong tiêu chuẩn an toàn từ 120-140mg/dL sẽ ngủ ngon giấc, sẽ không bị chết bất đắc kỳ tử về ban đêm và sáng ngủ dậy đường đo lại sẽ thấp hơn nhưng còn trên 100mg/dL là người khỏe mạnh, nếu sáng ngủ dậy, đường-huyết xuống thấp khoảng 80-100mg/dL thì người uể oải mệt mỏi, ngủ không ngon giấc.
Chỉ với tiêu chuẩn mới riêng của Mỹ đang áp dụngnên số người không bị bệnh tiểu đường tự nhiên gia tăng thêm hàng triệu người lọt vào tiêu chuẩn tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường, cả hai loại đều đã có chuẩn bị thuốc chữa trị ?
Và có một mâu thuẫn chưa được giải thích chính đáng là :
Không cần điều trị tiểu đường, vì thấp hơn tiểu chuẩn là :
Đường huyết 60 -99 < 100 mg/dl trước khi ăn.
Đường huyết < 140 mg/dl trước khi đi ngũ. HbA1c 4%<6% (60mg/dL-119mg/dL)
Quy định này chỉ áp dụng cho những người chưa bị liệt kê chẩn đoán có bệnh tiểu đường thôi, còn thực tế tiêu chuẩn này không áp dụng cho những ai đang dùng thuốc trị tiểu đường.Vì đa số bệnh nhân đang dùng thuốc trị tiểu đường sau khi dùng thuốc kiểm soát được lượng đường trước khi ăn dưới 100mg/dL và sau khi ăn dưới 140mg/dL trong một thời gian dài do kiêng đường, tại sao vẫn phải tiếp tục dùng thuốc làm hạ đường để gây ra những biến chứng bệnh của người thiếu đường (Hypoglycémie, hay bệnh insulinoma) ?
Có người giải thích là khi bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường, hay lúc dùng lúc không, thì lợi nhuận của các hãng dược phẩm không ổn định. Do đó, dù bệnh nhân đã có lượng đường thấp như người bị bệnh thiếu đường cũng vẫn phải uống thuốc suốt đời thì bệnh nhân mới không bị rầy rà bởi hệ thống liên kết bác sĩ gia đình+ ngành dược cung cấp thuốc hàng tháng và ngành bảo hiểm y tế của mình, họ sẽ bỏ rơi mình không chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho mình nữa.

C-ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA TÂY Y :

1-ƯU ĐIỂM :
a-Có những máy móc thử nghiệm phát hiện sớm được bệnh tiểu đường.
b-Có những thuốc uống ngừa được đường huyết không bị tăng qúa cao gây ra những biến chứng của bệnh tiểu đường cao.
c-Có máy thử đường cá nhân cho những bệnh nhân để tự theo dõi thử đường-huyết mỗi ngày, để ngăn ngừa bệnh đường-huyết cao.
Để ngăn ngừa bệnh đường-huyết cao sẽ làm tăng nồng độ máu, tăng thân nhiệt vì lớp đường glycated có trong hồng cầu làm giãn những ống mạch lớn, hở van tim, và hư thận, tăng áp huyết, hỏng võng mạc làm mờ mắt.

2-KHUYẾT ĐIỂM :
a-Theo tiêu chuẩn không có bệnh tiểu đường, khi thử HbA1c thấp hơn tiêu chuẩn và thử đường bằng máy đo cá nhân thấp dưới 130mg/dL khi bụng đói và duới 140mg/dL khi bụng no. Vậy tại sao những người đuợc chẩn đoán có bệnh tiểu đường, phải uống thuốc trị tiểu đường một thời gian, hai chỉ số này thấp dưới tiêu chuẩn là khòi bệnh tiểu đường rồi thì sao không được ngưng thuốc ?

b-Đa số những người bị bệnh tiểu đường, đã bị uống thuốc trị tiểu đường để làm hạ đường trong máu, ngoài ra họ sợ đường huyết tăng, lại kiêng không ăn đường, thì làm sao còn có bệnh dư đường, khi tự họ thử đường trên tay đã thấp, 3 tháng sau thử máu chỉ số HbA1c cũng đã thấp khiến cơ thể thiếu đường trầm trọng, gây ra biến chứng bệnh hypoglycemie mà không được ngưng thuốc? Như vậy việc thử HbA1c bị bỏ qua, thì không cần thiết phải thử nữa.
Tiêu chuẩn này chỉ đúng cho những người già đang nằm trong bệnh viện hay viện dưỡng lão, nhà già, họ chỉ ăn xong rồi nằm, không có sức vận động chuyển hóa thức ăn nên phải dùng thuốc hạ đường hàng ngày, nó không thể áp dụng cho những người khỏe mạnh còn đang đi làm, đang phải dùng sức lao động làm việc đã bị tiêu hao năng lượng là đường-huyết đã bị hạ thấp, khi cảm thấy mệt mỏi chóng mặt, yếu sức trở thành người thiếu đường rồi thì chúng ta không thể nhắm mắt dùng thuốc hạ đường được, nếu không muốn bị té xỉu rồi chết do thiếu đường làm tế bào não thiếu oxy khiên chúng ta bị hôn mê bất tỉnh không cứu kịp.

c-Tây y đã thay đổi tiêu chuẩn đường chỉ vì một lý do bệnh võng mạc tăng, trong khi đó các bác sĩ chuyên khoa khác chưa nghiên cứu trên bệnh nhân, khi đường cao bao nhiêu, hay thấp bao nhiêu thì có ảnh hưởng gì đến bệnh phổi như suyễn, ngắn hụt hơi, tim suy do đường cao hay thấp thế nào, thận có ảnh hưởng đường tăng thành bệnh tiêu khát, nhưng chưa nghiên cứu khi đường thấp thận bị ảnh hưởng ra sao, gan bị ảnh hưởng ra sao khi đường cao, đường thấp, bác sĩ nhãn khoa khi chữa mắt cho bệnh nhân cũng cần nghiên cứu tại sao những người chưa dùng thuốc trị tiểu đường thì mắt còn sáng rõ, khi đường xuống thấp trở thành bệnh hypoglycemie mới khám phá ra là mắt sắp bị mù, làm nhiều người cho rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường làm mù mắt, mà sự thật do tiêu chuẩn đường bị hạ thấp gây ra mù mắt…
Khi tất cả các bác sĩ chuyên khoa cùng nghiên cứu tìm ra tiêu chuẩn nào tốt, xấu cho mắt, cho gan, tim, phổi, thận, cho xương tùy, óc, thần kinh, lúc đó sẽ có giới hạn tiêu chuẩn bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là cao, để giúp cho bệnh nhân hiểu cách dùng máy đo đường hàng ngày để tự điều chỉnh đường-huyết cho hợp lý.

d-Ở các quốc gia khác, thường được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tự dùng máy thử đường cá nhân theo dõi đường huyết khi đói khi no trong tiêu chuẩn, nếu có cao hơn, họ khuyên nên tập thể dục, vì tập thể dục giúp cho chức năng của tụy tạng sản xuất tiết thêm insulin nhiều hơn giúp bệnh nhân thu nạp năng lượng đường nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn tiêu hóa hết lượng đường dư thừa để cơ thể có đủ chất bổ nuôi tế bào được khỏe mạnh hơn và có thể được tăng thêm sức đề kháng chống bệnh tật.
Khi cơ thể có tập thể dục làm tăng thêm lượng insulin để chuyển hóa đường dư thừa làm cho đường-huyết hạ thấp sẽ không còn bị bệnh tiểu đường cao nữa thì khỏi phải dùng thuốc (nhưng thực ra bác sĩ khuyên cho có lệ, đường huyết thấp rồi mà các bác sĩ vẫn bắt bệnh nhân phải dùng thuốc, điều này lại gây ra tử vong chết người do áp dụng cả hai phương pháp cùng một lúc, do thuốc uống làm hạ đường 1 lần, lại do tập thể dục xuất mổ hôi làm hạ đường thêm lần thứ hai xuống thấp hơn, bệnh nhân bị té xỉu tưởng như trúng gió, cứu không kịp nếu không cho uống ngay đường, nếu không bệnh nhân sẽ bị chết trong xe cấp cứu trên đường đi đến bệnh viện, cho nên chúng ta chỉ dùng thuốc làm hạ đường trừ khi đường-huyết còn cao không hạ xuống được mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

e-Phương pháp ngăn ngừa bệnh thừa đường của những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đều được khuyên cần tập thể dục thể thao, giúp đường chuyển hóa, nhưng bệnh nhân chỉ tin vào thuốc, có máy thử đường trong tay mà không chịu thử xem đường-huyết thay đổi thế nào trước khi tập và sau khi tập tăng giảm khác nhau thế nào, cho nên những người bị bệnh tiểu đường do đường tử thức ăn không chuyển hóa, đa số do nguyên nhân lười vận động lười tập thể dục thể thao. Cho nên KCYD kết luận những người có bệnh tiểu đường là những người lười tập thể dục thể thao.
Thật ra những người lười không vận động bằng sức lao động chân tay mà làm việc bằng trí óc, đường trong cơ thể khí huyết không chuyển hóa lưu thông đều trong máu, nên thử đường ở nhiều nơi trên cơ thể đều cho ra nhưng con số khác nhau chệnh lệch rất nhiều.
Thí dụ thử đường ở ngón tay mỗi ngày có khi cao, có khi thấp, khi cao do ăn thức ăn có dư thừa chất ngọt, khi thấp do kiêng thức ăn không có chất ngọt, tuy nhiên nếu thử đường-huyết trên đầu lông mày, và giữa lông mày đối với những bệnh nhân tiểu đường đã được các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là mù mắt, thì ở 2 điểm thử này đường-huyết thuờng thấp dưới 50mg/dL, còn mắt sáng đường-huyết từ 100-140mg/dL là tốt, đường trên mắt theo đông y thuộc về chức năng chuyển hóa của gan thận hoạt động tốt thì dù lúc no đường cao hơn 140mg hay đói thấp hơn 140mg, thì tự chức năng gan thận vẫn điều chỉnh ở tiêu chuẩn đường-huyết của mắt sáng trong tiêu chuẩn đường trên mắt từ 100-140mg/dL..nếu thử đường trên mắt cao hơn thì mắt mờ, cườm mắt, đường-huyết trên mắt thấp dưới 100mg/dL thì mờ dần cho đến khi mù thì đường-huyết trên mắt thấp xuống 30-50mg/dL.
Tại sao hai mắt có kết qủa đường-huyết khác nhau, chính là vì bên mắt mù do thiếu đuờng làm teo thần kinh thị giác, vì không chịu vận động thể dục thể thao, nên khi đo đường cùng lúc ở ngón chân, ngón tay, trên lưng cột sống nơi thoái hóa đốt xương cổ xương lưng, hay nơi ngón tay bị tê lạnh, cùi chỏ, hay vai đang bị đau nhức, đều có kết qủa chệch lệch khác nhau, nơi nào thấp nhất là nơi đó bệnh nặng nhất, đau nhất, do thiếu vận động để cơ thể chuyển hóa đường đồng đều.

II .  TÌM HIỂU NHỮNG THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG VÀ PHẢN ỨNG PHỤ CỦA THUỐC

A-NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trong thức ăn chúng ta ăn hàng ngày ít nhiều đều có chất ngọt không nhiều thì ít, bộ máy tiêu hóa của chúng ta rất tinh vi chế biến thành một lọai đường Glucose đi vào máu đến nuôi các tế bào trở thành năng lượng.
Theo đông y chất ngọt nuôi tỳ vị ( tụy tạng và bao tử) và ngược lại chức năng tỳ vị cũng đã có chất điều hòa chất ngọt gọi là dịch vị từ tụy tạng tiết ra tây y gọi là chất insulin. Khi chức năng tỳ vị không co bóp đúng và đủ, ngược lại mạnh quá hay yếu quá làm thiếu hay thừa insulin chúng ta đo đường-huyết lượng đường sẽ không ổn định, đường không vào được bên trong tế bào mà lại ở trong máu với số lượng cao gây ra bệnh đường-huyết cao, ngược lại trong máu thiếu đường để dẫn vào nuôi tế bào thì cơ thể thiếu năng lượng làm tế bào suy yếu gây ra nhiều bệnh, mà bệnh nặng nhất lả khi tế bào thiếu đường thì trở thành ung thư, do đó tế bào ung thư không do vi trùng, mà tự bị huỷ diệt kết khối hình thành bướu lành hay ác tính.

Từ đây đông y phát hiện bệnh xáo trộn đường huyết có 2 lý do :
a- Do thiếu khí đẩy máu đem đường đến nuôi tế bào giúp tế bào có thêm năng lượng hoạt động mặc dù có ăn nhiều đường, mà đường chỉ nằm trong máu, vì lười tập vận động không có khí lực vận chuyển đường trong máu đến nuôi các tế bào. Hậu quả này thận không giữ được đường, đường sẽ theo nước tiểu ra ngoài nên khi thử nước tiểu thấy có đường, nên mới có tên là bệnh đái tháo đường ( nước tiểu ngọt diabetes mellitus)

b-Cơ thể có vận động đủ hay dư thừa khí, nhưng kiêng không ăn đường, trong máu không có đường đem đến cung cấp năng lượng cho tế bào. Ngay cả các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ li ti gọi là mao mạch trao đổi giữa máu đỏ từ tim đi và máu đen về tim, do thiếu đường, các sợi gân cơ thần kinh, mao mạch co rút cứng không dẫn máu thông qua được mao mạch và máu không đủ nhiệt để lưu thông nhanh vả dễ dàng, chúng hơi đặc lại lưu thông chậm làm nhịp tim thấp, do đó tay chân cảm thấy đau nhức, đầu tay đầu chân tê lạnh là dấu hiệu cơ thể thiếu đường, thậm chí gặp thời tiết ngoài trời lạnh làm thần kinh mắt mặt co giật thành bệnh tê liệt mắt, mặt, ngọng cứng lưỡi, không nói rỏ tiếng, không ăn nuốt được...

Theo tây y vì không có môn tập thể dục chữa bệnh, nên trong thức ăn lúc nào cũng có chất ngọt mà không chuyển hóa nên phải mang bệnh đái tháo đường suốt đời.

Bệnh tiểu đường theo tây y phân làm 2 loại :
Loại 1 là cơ thể không còn sản xuất insulin, nên cách chữa phải tiêm insulin.
Loại 2 là cơ thể còn insulin nhưng tiết không đủ hoặc cơ thể không sử dụng được insulin này, theo đông y cũng vẫn do nguyên nhân cơ thể không hoạt động mạnh làm tăng chức năng khí chuyển hóa của các tạng phủ.

Ngành y dược mang về nhiều lợi nhuận từ khi tìm ra tên bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường, chiếm khỏang 90% tổng số bệnh nhân bệnh đái tháo đường.

Các nhà trí thức, khoa học, có bằng bảng đều nghĩ rằng người bình thường cơ thể có thể tự điều chỉnh lượng đường trong khoảng 70-100mg/dL, đó là lý thuyết. Còn lấy gì để nó có thể tự điều chỉnh thì cơ thể phải có khí lực chuyển hóa đủ hay thiếu, sẽ có 2 kết quả khác nhau :

a-Nếu đường trong máu cao hơn 140mg/dL khi đói, mà cơ thể không có đủ khí chuyển hóa, có nghĩa là áp huyết thấp dưới 100mmHg không đủ khí đẩy máu tuần hoàn đưa đường nuôi tế bào, thì đường dư thừa nằm trong máu, lúc đó thử đường trong máu cao và trong nước tiểu có đường gọi là đái tháo đường, như vậy khi đã có bệnh đái tháo đường thì hệ thống tự động điều chỉnh yếu không còn khả năng tự điều chỉnh nữa.

b-Người không có bệnh tiểu đường hay nói cho đúng là do nhiễm độc từ truyền thông báo chí, TV, Internet, và từ miệng truyền miệng, và từ các nhà trí thức còn mê ngủ a dua theo ngành y, khuyên người kiêng đường và chính mình cũng kiêng sợ đường, nên lại mắc phải chứng bệnh thiếu đường, cơ thể không đủ đường cung cấp hàng ngày giúp cho tế bào có năng lượng hoạt động, thì lấy đường đâu trong cơ thể tự điều chỉnh được lượng đường từ 70-100mg/dL ? Ngoài ra cơ thể thiếu đường trầm trọng làm gì có đường dự trữ trong gan gọi là glycogen để chuyển hóa ra đường, giống người qúa nghèo không có tiền đủ ăn hàng ngày làm gì có tiền dự trữ để dành trong ngân hàng ?

Nếu tính theo thống kê nhân số trung bình trong mỗi gia đình 4 người, nếu đã có 1 người bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc, thì bệnh nhân này đã có đường-huyết thấp. Và bệnh viện cũng phải lo cho sức khỏe bệnh nhân này điều trị cho họ những biến chứng của bệnh thiếu đường gây ra, thì một bệnh viện không kham nổi lượng người bị bệnh tiểu đường càng gia tăng (giả tạo do hạ tiêu chuẩn đường huyết thấp). Nhưng 3 người còn lại trong gia đình cũng sợ bị bệnh tiểu đường, nên không dùng đường, kiêng đường trong đời sống hàng ngày, nghe theo hệ thống truyền thông y tế hù dọa, vô tình họ lại bị những biến chứng của bệnh thiếu đường giống như người đang có biến chứng chữa bệnh tiểu đường, như vậy con số người bị bệnh thiếu đường nhiều gấp 3 lần người bị bệnh tiểu đường cũng phải có nhu cầu chữa trị những biến chứng bệnh thiếu đường, vì thế các nước tiên tiến phải xây thêm nhiều cơ sở y tế, bệnh viện gấp 4 lần so với trước, trái ngược với trước năm 2000, một số bệnh viện phải đóng cửa vì không có đủ bệnh nhân.
Các nhà trí thức còn mê ngủ nghĩ có nên tiếp tay cho ngành y tế phát triển theo chiều hướng này không ?

B-CÔNG DỤNG CÁC LOẠI THUỐC CHỮA TIỂU ĐƯỜNG VÀ PHẢN ỨNG PHỤ CỦA THUỐC

Thuốc chữa tiểu đường loại 2 :

Hiện tại có 6 nhóm thuốc :
1-Nhóm Sulfonylurea :
Gồm có Acetohexamide (Dymelor) Chlorpropamide (Diabinese) Glimepiride (Amaryl) Gliclazide (Diamicron) Glipizide (Glucotrol và Glucotrol XL) Glyburide (Diabeta, Glynase, PresTab, Micronase) Tolazamide (Tolinase) Tolbutamide (Orinase)
Tác dụng :
Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin nhiều hơn, có thể giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu. Các bệnh nhân dễ đáp ứng với sulfonylure. Tuy nhiên theo các báo cáo thống kê trên thế giới có từ 20-15% bệnh nhân dù trị với liều cao sulfonylure cũng vẫn bị thất bại.

Phản ứng phụ :
Thông-thuờng làm mức glucose huyết hạ xuống quá thấp, nhất là trong bốn tháng đầu trị liệu và chức năng của gan thận bị suy yếu.
Sự giảm nhanh tác dụng của sulfonylure khi dùng liều lượng không thích hợp kéo dài đồng thời dùng các thuốc gây tăng đường huyết như steroid, lợi tiểu, chẹn β, sẽ gây ra những phản ứng phụ:
Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ nóng , ói mửa, ăn mất ngon.
Hạ đường huyết nhanh bất lợi khi dùng chung với rượu làm nhức đầu, phừng nóng mặt, tê rần, muốn ói, choáng váng xảy ra trong vòng từ 10 đến 30 phút sau khi uống thuốc tiểu đường thuộc nhóm này cùng với rượu nhất là với chlorpropamide.
Phản ứng lên cân, ngoài da: ngứa, nổi mẩn, nổi mề đay.

Chống chỉ định :
Phụ nữ có thai, người có bệnh gan, bệnh thận không nên dùng thuốc tiểu đường thuộc nhóm này sẽ làm hại chức năng gan thận, đó là lý do những nạn nhân tiểu đường dùng thuốc một thời gian dài làm hư gan và phải lọc thận.

2-Nhóm Biguanide
Thuốc viên điều trị đái tháo đường không chứa insulin Chỉ dùng cho bệnh nhân tiểu đường loại 2
Thuốc thuộc loại này là metformin (Glucophage, Glucophage XR) là thuốc thông dụng đa số bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đang dùng loại này.
Loại thuốc này ngăn chặn gan sản xuất và phóng thích glucose ( từ đường dự trữ trong gan là glycogen, thật ra cơ thể thiếu đường lâu ngày làm gì còn đường dự trữ trong gan nữa) nên cơ thể sẽ cần ít insulin hơn để chuyển đường trong máu tới các tế bào.
Lọai thuốc này có lợi là không làm lên cân như các thuốc trị tiểu đường khác.
Nhóm Biguanide Metformin (Glucophage) là dạng duy nhất của nhóm này được sử dụng tại Hoa Kỳ. Biguanides ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu và cũng có thể giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.

Phản ứng phụ :
Có thể là trong mồm có vị tanh kim loại, không muốn ăn, buồn nôn, ói mửa, có hơi và tiêu chảy. Các phản ứng phụ này sẽ mất dần với thời gian và ít xẩy ra nếu uống thuốc trong bữa ăn.
Thật ra thuốc làm ức chế hoạt động bình thường của gan là ức luôn cả tiết mật và chất chua giúp bao tử tiêu hóa thức ăn, vì theo đông y, chức năng gan điều chỉnh các bệnh về tiêu hóa, về dự trữ năng lượng và máu. Chức năng tụy tạng giúp hấp thụ thức ăn chủ về dinh dưỡng, chức năng bao tử có nhiệm vụ thu nạp và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng trấp. Ruột non có chức năng phân thanh hóa trọc là chọn những chất bổ dưỡng loại bỏ cặn bã phế thải sang ruột già làm nhiệm vụ bài tiết. Do đó nếu cơ thể thiếu đường cho bao tử làm nhiệm vụ thu nạp và chuyển hóa thành chất bổ thì tế bào không được nuôi dưỡng sẽ yếu dần thành bệnh. .
Theo hướng dẫn cách dùng thuốc của tây y, khi bị ói, đầy bụng, tiêu chảy, ăn không ngon. Chúng ta có thể làm giảm bớt các tác dụng phụ này, bằng cách bắt đầu với liều thấp và uống thuốc vào bữa ăn. Biguanides có thể gây ra tình trạng tăng nhiễm acid lactic trong máu rất nguy hiểm gây hại cho tim, thận, gan và trong người đang dùng chất cản quang để chụp X quang.

Chống chỉ định :
Những người có các bệnh nói trên không nên dùng biguanide.

3-Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
Các dạng thuốc thường dùng hiện nay là: Acarbose (Glucobay, Precose) và Glyset (Meglitol). Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase ức chế sự phân hóa carbohydrate thành glucose trong ruột, ngăn chặn không cho các enzyme trong hệ thống tiêu hóa làm vỡ các carbohydrate như vậy đưòng được hấp thu vào máu chậm hơn nên mức đường trong máu không tăng đươc nhanh ngay sau bữa ăn như vẫn thông thuởng xẩy ra do đó làm chậm sự hấp thu glucose vào máu. Nhóm này thường dược dùng để giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Phản ứng phụ :
Làm đầy hơi, phình chướng bụng, tiêu chảy. Liều cao làm hại gan. Có thể giảm thiểu các tác dụng phụ này bằng cách bắt đầu với liều thấp.

Chống chỉ định :
Bệnh nhân có bệnh đường ruột không nên dùng thuốc này.

4-NhómThiazolidinedione
Nhóm này gồm: Pioglitazone (Actos), Rosiglitazone (Avandia).
Công dụng của nhóm này là kích thích các cơ bắp sử dụng insulin tốt hơn và cũng có thể làm giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dự trử trong gan, tăng sự nhạy cảm của các mô với insulin và giữ cho gan không sản xuất quá nhiều glucose
Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone nữa vì gây nhiều nguy cơ tim mạch; còn Pioglitazone phải cân nhắc.

Phản ứng phụ:
Viêm đường hô hấp, sưng phù nề toàn thân, lên cân, mệt mỏi, nhức đầu, viêm xoang trên, đau cổ, đau cơ, chóng mặt, làm tổn thương gan.
Vì vậy FDA (Cơ quan quản lý thuốc men và thực phẩm Hoa Kỳ) khuyên nên thử chức năng gan trước khi dùng nhóm thuốc này và trong năm đầu nên thử chức năng gan mỗi 2 tháng cho những ai dùng thuốc nhóm này và sau đó thì thử định kỳ.
Khi gan bị thương tổn do thuốc sẽ có triệu chứng :
Ói mửa, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm mầu, vàng da, vàng mắt.

Chống chỉ định :
Người có bệnh gan, suy tim, đang mang thai không dùng được thuốc nhóm này..

5-Meglitinides Repaglinide (Prandin hay Novonorm, hay repaglinide)
Là dạng duy nhất của nhóm này được dùng hiện nay.
Công dụng: Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin. Tác dụng của nhóm này giống sulfanylureas nhưng không làm hạ nhanh xuống qúa thấp nhưng không bền lâu, nên được khuyên nên uống vào lúc bắt đầu bữa ăn, để cho đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Phản ứng phụ :
Hạ đường huyết gây ra nhức đầu, ói, viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm phế quản, đau lưng, đau khớp, tăng cân.

6-Thuốc ức chế men DPP-4 (sitagliptin, vildagliptin)
Sitagliptin được chỉ định là trị liệu phụ trợ với chế độ ăn và vận động thể lực để cải thiện việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 .
Thuốc thuộc loại này là sitagliptin phosphate (Januvia)
Công dụng :
Ngăn-chặn không cho enzyme dipepticyl peptidase 4 hay DPP-4 phá vỡ các protein kích thích sự phóng thích insulin

Phản ứng phụ :
Gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, đau cuống họng và tiêu chảy.

7-Những loại thuốc kết hợp :
Amylin mimetics
Thuốc thuộc loaị này là pramlintide (Symlin)
Công dụng : làm thức ăn di chuyển chậm lai qua dạ dày sau khi ăn và như vậy gây ảnh hưởng lên tốc độ xâm nhập của glucose vào trong máu. Dùng cho những bệnh nhân phải chích insulin nhưng không đạt được mức đường trong máu như mong muốn

Incretin mimetics
Thuốc thuộc loại này là exenatide (Byetta)
Công dụng :Giúp điều chỉnh mức glucose khi đói và sau bữa ăn. Dùng kết hơp với metformin hay với hỗn hợp metformin và sulfonylurea

Hai hay ba loại thuốc nói trên có thể kết hơp với nhau để kiềm-chế bệnh tiểu đường cao phải tiêm insulin.

Một số bệnh nhân phải dùng insulin tiêm mỗi ngày vì tụy tạng không có khả năng sản xuất. Insulin không uống được vì khi vào da dày insulin sẽ bi các enzyme phá vỡ nên trở thành vô hiệu. Vì vây bênh nhân thường phải tự chích lấy insulin. Hiện nay đã có loaị insulin hít vào (inhaled insulin Exubera)
Insulin thường dùng là insulin người được tổng hợp trong phòng thí nghiệm như lispro (Humalog), aspart(NovoLog),glargine(Lantus) va glulisine(Aprida).

8-Trách nhiệm của bác sĩ điều trị và sự hợp tác của bệnh nhân :
Khi trị liệu phối hợp thuốc của hai nhóm khác nhau, bệnh nhân phải kiểm soát đường huyết, phối hợp với chế độ ăn uống, chế độ vận động thể lực và theo dõi tác dụng phụ như thuốc Januvia phản ứng dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng phải gọi ngay bác sĩ.
Trên lý thuyết có vẻ phối hợp chặt chẽ, trên thực tế thì lỏng lẻo, bệnh nhân theo thói quen cứ uống thuốc mà không đo đường-huyết kiểm chứng, không được chỉ cách tập vận động thể lực như thế nào, và khi có phản ứng phụ thì đi bệnh viện cấp cứu các bác sĩ khác lại chữa những bệnh do biến chứng đó chứ không phải bác sĩ gia đình cho mình dùng thuốc phải điều chỉnh lại thuốc cho mình, trong khi Hiệp hội đái tháo đường cũng đã khuyến cáo bệnh nhân phải ngưng ngay thuốc Januvia khi bị viêm lá mía tụy tạng có dấu hiệu đau vùng thượng vị lan rộng đến lưng, buồn nôn ói mửa, ăn mất ngon, nhịp tim nhanh, hay có dấu hiệu sốt đau họng, đau đầu như búa bổ, đỏ da, nghẹt mũi, tiêu chảy.
Tây y cũng khuyến cáo thuốc trị tiểu đường không thể thay thế chế độ ăn uống có kế hoạch và thay thế việc vận động cơ thể và không tập thể dục thì cũng không thể kiểm soát được căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường có thể dùng thuốc và insulin để điều trị nhưng nếu áp dụng thảo dược và Thực Phẩm Chức Năng (TPCN) để chữa bệnh thì không những không có hại gì mà trong một số trường hợp, phản ứng của bệnh nhân còn cho tác dụng tốt hơn thuốc
TPCN với các dòng sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên là chính được dùng để điều trị hỗ trợ bệnh tiểu đường, làm giảm glucose máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc......
Một số thuốc và TPCN thường được các bác sĩ khuyên dùng gôm : ayubes . biogreen .Herbalife.Royal Jelly...và hiện nay là Nuskin.

III .  BỆNH ĐƯỜNG-HUYẾT THẤP LÀ GÌ ? NGUYÊN NHÂN, HẬU QỦA VÀ CÁCH CHỮA.

A--CẢNH BÁO :
1-Cơ thể thiếu đường trở thành bệnh Hypoglycémie hay insulinomas rất nguy hiểm gây ra nhiều bệnh nan y và làm chết người trong âm thầm
Tây y đôi khi cực đoan, hù dọa những bệnh nhân béo phì nguyên nhân do đường-huyết cao hyperglycemie, tích tụ trong mỡ, tạo ra mỡ lỏng là cholesterol, và mỡ đặc là Triglyceride có nguy cơ bệnh tim mạch, làm cho những người Việt Nam chúng ta, đa phần là những người gầy ốm nhiều hơn những người mập vì thiếu đường, bị ảnh hưởng những thông tin hù dọa làm cho sợ đường và kiêng đường lại gây ra bệnh thiếu đường Hypoglycemie làm mất sức do thiếu năng lượng đường chuyển hóa nuôi tế bào và là nguyên nhân tạo ra nhiều cái chết rơi vào hôn mê trong giấc ngủ ban đêm, sáng không tỉnh dậy hồn lìa khỏi xác âm thầm lặng lẽ mà không ai biết là hậu quả của bệnh thiếu đường, đường tụt thấp đến mức chết 50mg/dL về ban đêm. Nếu ban ngày bệnh nhân thấy mệt thì mọi người biết sẽ có thể cứu tỉnh lại bằng cách cho uống 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm được.

2-Dưới đây là những hậu quả của bệnh thiếu đường gây ra nhiều bệnh nan y và cách chữa theo tây y.
Tây y hiện nay cũng đã lưu ý đến hậu quả của bệnh đường-huyết thấp (hypoglycémie), và cũng đã có những bác sĩ chuyên môn điều trị bệnh này, nhưng không được phổ biến rộng rãi, nên các bác sĩ gia đình thường không đề cập đến cách chữa này, chỉ thường khuyên những người dùng thuốc trị tiểu đường lúc nào cũng phải đem theo kẹo phòng khi đường-huyết tụt thấp, chứ chưa nghiên cứu sự nguy hiểm tai hại của bệnh đường-huyết thấp gây ra tử vong âm thầm mà tây y tìm không ra do nguyên nhân này ở ngay trước mắt.
Tây y định nghĩa đường huyết-thấp dưới 70mg/dL=4.5mmol/l, HbA1c =4.5%

B-DẤU HIỆU CỦA BỆNH THIẾU ĐƯỜNG :

1-Dấu hiệu bệnh báo trước :
Lú lẫn, hoa mắt, cảm thấy bủn rủn yếu sức cầm 1 vật không vững, đói bụng, nhức đầu, bực tức cáu gắt, tim đập nhanh và mạnh, da tái nhợt, đổ mồ hôi, run tay chân, bồi hồi lo lắng, nhịp tim nhanh đối với những người kiêng đường.
Còn đường huyết bị hạ do thuốc trị tiểu đường thường có dấu hiệu gây ra nhức đầu, ói, viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm phế quản, đau lưng, đau khớp, tăng cân.

Khi có những dấu hiệu này, mà không được chữa trị thì bệnh nặng hơn có thêm những dấu hiệu khác nghiêm trọng hơn như :
Kém tập trung, ý thức và hành động kém phối hợp, tê miệng và lưỡi, thoát khí xuất mổ hôi, người xanh xao, chân tay vô lực run rẫy, hay té ngã, cầm một vật không chắc hay đánh đổ vỡ, vô thức mất trí nhớ, mắt mù dần, hay bị ác mộng sợ hãi và hôn mê bất tỉnh thường bị té ngã khi đi hay thường bị ngất xỉu trong bệnh insulinoma gây ra tuần hoàn máu não kém nơi thiếu máu thiếu đường kết thành khối u nhỏ không phải ung thư, đường-huyết tụt nhanh qu1a thấp có thể lịm dần mà chết trong giấc ngủ, trường hợp chết trong giấc ngủ rất nhiều đều do nguyên nhân đường-huyết đã tụt thấp mà theo thói quen vẫn phải uống thuốc hạ đường để bị chết oan uổng mà không ai khám phá ra nguyên nhân này.
Hiệp hội tiểu đường Mỹ định nghĩa hạ đường huyết khi lượng đường trong máu thấp bất thường. Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết, theo ADA, thường đến đột ngột có thể được gọi là sốc insulin. Các triệu chứng bao gồm cảm thấy đói, run rẩy, lo âu, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lú lẫn, mê sảng, tim đập nhanh, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy giảm thị lực, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim khi nhanh khi chậm, mặt không tươi sáng mà xanh xao, thần kinh dễ bị kích thích run rẩy co giật, buồn nôn. Nếu thiếu đường nặng hơn, chân tay mệt mỏi yếu, làm mất trí nhớ, có thể trở thành vô thức, và đôi khi có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh. Hay bị run giật thường xuyên trở thành bệnh Parkinson Plus là Parkinson giả do thiếu đường gọi là hư chứng, chỉ cần uống đường thì hết run co giật khác với bệnh parkinson thực chứng mất kiểm soát sự vận động điều khiển tay chân,

2-Nguyên nhân :
Nguyên nhân gây hạ đường-huyết do một số loại thuốc như aspirin, uống nhiều rượu, nước chanh, canh chua, khổ qua, thuốc chữa tiểu đường làm hạ đường, vận động nặng xuất mồ hôi hay như đua xe đạp, chạy Marathon, làm tim đạp nhanh, mạnh...hoặc do những loại thực phẩm hay chế độ ăn kiêng khem nhất định như ăn gạo lức muối mè, kiêng ăn ngọt vì sợ bị bệnh tiểu đường...một yếu tố quan trọng khác do ăn uống không điều độ làm rối loạn chức năng của gan thận làm sản xuất dư thừa insulin làm hạ đường-huyết. Những bệnh nhân phải tiêm insulin quá nhiều làm hạ đường-huyết. Do kiêng sợ đường-huyết cao, vừa dùng thuốc hạ đường vừa bỏ bữa nhịn ăn hay ăn ít làm cơ thể thiếu đường trong máu, lỗi này do tây y hạ tiêu chuẩn đường huyết, do giới trí thức còn mê ngủ hùa theo truyền thông tiếp tay hù dọa gây nỗi sợ hãi về nguy cơ của đường, trong khi đó ở các xứ có nhiều đường mía, các lò đường, các nơi bán nước mía, từ xưa đến nay chúng ta thử làm một cuộc diều tra thống kê xem những người này và những người đường-huyết thấp xem ai bị biến chứng làm hư tim, gan thận, hay mù mắt nhiều hơn ?

Những người như chúng ta không bị bệnh tiểu đường, hiện nay chiếm đa số vì sợ đường và kiêng đường trong bữa ăn hàng ngày, lại không biết rằng insulin do tụy tạng tiết ra hàng ngày dư thừa làm đường trong máu bị tụt thấp làm rối loạn nội tiết của tuyến thượng thận nên cũng làm suy thận phải lọc thận, đó là lý do những người dùng thuốc trị tiểu đường lâu dài cũng trở thành bệnh đường huyết thấp cũng làm rối loạn nội tiết của chức năng thận mà phải bị lọc thận.
Chúng ta cũng biết rằng tập thể dục hay làm việc nặng xuất mồ hôi làm tăng chức năng chuyển hóa trong cơ thể tiết ra nhiều lượng insulin gây ra bệnh hạ đường-huyết nếu chúng ta không ăn đường bổ sung năng lượng cho cơ thể, thì phản ứng xảy ra là khi đang tập sẽ bị té xỉu hôn mê do cơ thể mất đường làm suy tim nếu cơ thể thiếu đường, do đó những nhà vận đõng thể dục thể thao rất cần đường để nuôi cơ bắp, cơ tim để có sức dẻo dai, duy trì cơ thể khỏe mạnh, vì sau khi tập lượng đường trong máu còn rất ít, nên rất nguy hiểm cho những nhà trí thức còn mê ngủ vừa kiêng đường vừa ham tập thể dục như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, đánh cầu..mà không thích ăn ngọt, sợ ngọt..sau khi tập thể dục xong rồi vào tắm xông hơi sauna làm xuất thêm mồ hôi, tụt thấp đường thình lình gây choáng váng xây xẩm bủn rủn chân tay bỗng nhiên đột quỵ té ngã hôn mê, còn trường hợp vừa tập thể dục, mà không dùng đường bổ sung năng lượng cũng làm đường trong máu mất dần, thiếu dần cũng vẫn bị suy thận, suy tim do bệnh thiếu đường-huyết cũng nguy hiểm như người bệnh đường huyết-cao do uống thuốc hạ đường suốt đời tây y không cho ngưng thuốc cả hai trở thành bệnh đường huyết thấp.
Cuối cùng cả hai loại bệnh nhân có bệnh tiểu đường và không có bệnh tiểu đường đều bị giảm lượng đường trong máu và cũng có những biến chứng của bệnh thiếu đường giống nhau.
Dấu hiệu của bệnh hạ đường huyết cũng rất giống triệu chứng của các bệnh khác không liên quan đến bệnh tiểu đường làm cho các bác sĩ khó chẩn đoán tìm không ra nguyên nhân bệnh, khi không tìm ra nguyên nhân bệnh qua chụp scan, MRI, thử máu, thì phải nghi ngay đến nguyên nhân là đường huyết thấp đã bị bỏ qua vì tưởng không liên quan, và cho rằng nếu có liên quan thì thuốc trị tiểu đường cũng phải uống suốt đời không thể cho ngưng thuốc, đó là một tai hại cho sức khỏe bệnh nhân do hệ thống y tế ràng buộc thời nay.

Chúng ta cần phải có trí tuệ, không để vô minh che lấp, tự mình hại mình giao phó sự chăm sóc sức khỏe của mình cho hệ thống y+dược+bảo hiểm và còn vô minh tiếp tay với truyền thông y tế để hù dọa người khác.

Đường được xem như nhiên liệu hoạt động của tế bào, các bác sĩ chuyên khoa chữa trị bệnh đường huyết thấp khuyên rằng, lúc nào đường huyết trong cơ thể phải giữ tối thiểu an toàn trong khoảng 60mg/dL-120mg/dL= 4.0-7.0mmol/l, và phải ăn uống đều đặn không được nhịn ăn sẽ làm mất đường trong cơ thể xuống thấp dưới 60mg, thậm chí 50mg/dL làm tim ngưng đập rơi vào hôn mê gây tử vong.

Như vậy tây y quy định tiêu chuẩn của người mắc bệnh đường huyết thấp là dưới 120mg/dL=7.0mmol/l, phải giữ ở mức dưới 7.0mmo/l là an toàn, thì ngược lại truyền thông y tế đã lấn sân sang mức đường thấp, trên 6.2mmo/l là bị bệnh đường-huyết cao, chiếm thêm số bệnh nhân phải uống thuốc trị tiểu đường ở mức này chiếm đa số cũng thu được lợi nhuận của hàng trăm triệu người lọt vào lưới này.

IV.  SO SÁNH CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐƯỜNG-HUYẾT CAO HAY THẤP.

A-BIẾN CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG CAO THEO TÂY Y NẾU KHÔNG DÙNG THUỐC ?

Về Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim- Về Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận- Vế Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt- Vế Thần kinh: dị cảm, tê tay chân- Nhiễm trùng: da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân…- Tử vong.
Trên thực tế, theo tiêu chuẩn năm 1979 : Lúc dói tứ 100 -140mg/dL, lúc no từ 140-200mg/dL thì không ai có những dấu hiệu này,
Chỉ có những người đường-huyết cao hơn tiêu chuẩn này làm tăng áp huyết và tử vong do tai biến mạch máu não, còn áp huyết không cao thì đường cao gây ra bệnh da lở loét không lành dễ nhiễm trùng hoại tử.

B-BIẾN CHỨNG VÀ HẬU QUẢ KHI DÙNG THUỐC ?

Sau thời gian dài dùng thuốc chữa trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân có những dấu hiệu bệnh như :
Mệt mỏi, nhìn không rõ, dễ hoặc thường bị nhiễm trùng, các vết thương hay vết lở loét rất lâu .
Suy yếu tình dục, da khô, ngứa bàn tay, bàn chân bị tê, hay có cảm giác kiến bò.
Tăng đói gây ăn nhiều, khát nhiều gây uống nhiều và tiểu nhiều.

Trong bệnh đái tháo đường loại 2, tụy tạng còn sản xuất được insulin, nhưng cơ thể không sử dụng được insulin này. Đường không vào được bên trong tế bào, ở lại trong máu và gây đường huyết tăng cao.

Cơ quan y tế có khuyến cáo : Muốn kiểm soát đường huyết chúng ta phải biết tự thử máu và theo dõi đường huyết mỗi ngày với máy thử đường huyết cá nhân để có thể nhanh chóng thay đổi cách ăn uống, vận động thân thể, thuốc men để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.

Điều đặc biệt ít ai để ý tới, khác với cách chẩn đoán của tây y, đông y có phương pháp tứ chẩn : Vọng, Văn, Vấn, Thiết, là cách áp dụng để khám bệnh của các thầy thuốc đông y. Có hai cách khám quan trọng là nhìn và cầm tay bắt mạch tìm ra bệnh đường huyết đủ hay cao hay thấp chẳng hạn như :
Nhìn : da mât tráng nhợt không có sắc hồng hào là thiếu đường. Mặt, trán, bàn tay đỏ là đường-huyết cao.
Cầm 5 đàu ngón tay ấm là đường-huyết đủ, 5 đầu ngón tay lạnh là đường-huyết thấp, 5 đầu ngón tay nóng là đường-huyết cao.
Khi không có máy đo đường tự mình chạm 5 đàu ngón tay vào má xem 5 ngón tay làm má nóng là dư đường, làm má lạnh là thiếu đường....

C-BIẾN CHỨNG NGƯỜI BỆNH ĐƯỜNG THẤP DO KIÊNG SỢ BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DO NHIỄM ĐỘC TRUYỀN THÔNG HÙ DỌA.

Số người này hiện nay chiếm tỷ lệ đa số 80% dân số, không nằm trong danh sách bệnh nhân chuyên khoa về bệnh tiểu đường, mà nằm trong danh sách bệnh nhân mắc nhiều bệnh đa khoa nan y mà tây y không tìm ra nguyên nhân bệnh phải uống nhiều thứ thuốc và hậu quả gây ra nhiều bệnh ung thư DO KIÊNG SỢ ĐƯỜNG.

Chúng tôi thống kê những bệnh nhân mà chúng tôi đã thử kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường, họ đã có những dấu hiệu bệnh thiếu đường do hậu qủa của thuốc hạ đường thì ít người, còn đa số kiêng sợ đường để không bị bệnh tiểu đường càng bị bệnh nhiều hơn và có những dấu hiệu bệnh giống nhau, họ hỏi bệnh gián tiếp bằng email hay hỏi bệnh trực tiếp tại phòng mạch hay khi có cơ hội tiếp xúc khi chúng tôi mở lớp hướng dẫn những khóa học KCYĐ để chúng tôi hướng dẫn cách điều chỉnh ăn uống như nên ăn gì, không nên ăn gì và cách tập thể dục khí công, loại bài nào nên tập cho phù hợp, loại bài nào không thích hợp thì không nên tập, để họ tự biết cách cải thiện sức khỏe cho mình.
Đây chỉ là thống kê những hậu quả gây ra nhiều loại bệnh khác nhau của nhiều bệnh nhân lúc ban đầu khai bệnh và kiểm chứng bằng máy đo áp huyết 2 tay và đo đường trước và sau khi ăn thiếu đường chuyển hóa thức ăn, để thấy rõ nguyên nhân do thiếu đường, còn phần hướng dẫn chữa không thuộc phạm vi bài này nên không viết phần chuyên môn này.

1-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 100mg/dL= 6.0mmol/l
Bệnh nhân 1 :
Dạ con chào thầy, chồng con 36 tuổi đang có khối u ở trực tràng cách hậu môn 5 cm ,bây giờ chồng con thấy rất rát ở gần hậu môn, đi cầu có ra máu hồng và nhớt con xin thầy chỉ giúp con cách tập khí công và uống thuốc gì để mau lành bệnh
Số đo đường huyết trước khi ăn là 5.2 mmol/l, sau khi ăn là 6.0 mmol/l, sau đó con cho uống 2 muỗng đường và tập
và huyết áp con đo được theo số liệu
trước khi ăn :tay phải 112/77/75, trước khi ăn tay trái 117/83/76sau khi ăn tay phải 117/83/90, sau khi ăn tay trái 118/81/86
Hàng ngày con vẫn cho chồng con uống nước táo đỏ, uống bổ máu và tập luyện, nhưng anh rất hay bị bón, mấy ngày mới đi cầu được, đi phân ít và rất rát ở khối u, con muốn cho anh ăn những loại rau mát để dễ đi cầu nhưng hầu hết những loại rau đó đều có tính hàn và làm mất máu nên con chẳng biết chọn loại rau gì cho anh ăn gì, xin thầy chỉ giúp con ăn gì để khỏi táo bón và khối u nhanh teo .
Con cám ơn thầy.
dang thusuong

Bệnh nhân 2 :
Bướu cổ, bướu mỡ trong ổ bụng, áp huyết cao do thiếu đường chuyển hóa thức ăn.Bài học phân tích hôm qua về chuyển hóa chất dinh dưỡng rất hay, hữu ích và mới lạ, nay tôi xin tóm tắt như sau, mong thầy xem lại xem có chỗ nào sai thì xin thầy chỉ dạy lại cho.
Trước khi ăn Tay trái 144/92/70 Tay phải 148/90/76 đường 92mg/dL
Sau khi ăn : 134/90/77 136/88/77 đường 90mg/dL

Bệnh nhân 3 :
Bướu buồng trứng.
Nữ 42 tuổi
Áp huyết sau khi ăn sáng:
TT 120/69mmHg 68 TP 127/68mmHg 67 đường 100mg/dL

Bệnh nhân 4 :
Nữ 44 tuổi, người mập mỡ bụng. Đầu ngón tay lạnh.
Trước khi tập : Áp huyết TT :126/77mmHg 81 TP 138/88mmHg 82
đường 100mg/dL

Bệnh nhân 5 :
Nam 46 tuổi.
Thoái hóa các khớp làm cứng khớp cổ gáy, lưng, háng, cứng bắp đùi ngoài, không cúi ngửa cổ lưng và không kéo co đầu gối vào bụng được.
Không áp dụng cho chân bị gẫy được ghép thanh kim loại hay ốc vít.
Trước khi tập, thử đường 5.7mmol/l
Áp huyết trong tiêu chuẩn, nhưng nhịp tim thấp
TT 122/75mmHg nhịp tim 66 TP 128/80mmHg nhịp tim 67

Bệnh nhân 6 :
Bị bệnh viêm gan siêu vi B đã lâu và bị gan thô, xơ gan
Tía con (giới tính: nam, 71 tuổi) bị bệnh viêm gan siêu vi B đã lâu và bị gan thô, xơ gan khoảng 5 năm. Cách nay 2,5 năm Tía con cảm thấy người không khỏeSáng trước khi ăn:HA tay trái 119 / 88. Nhịp tim 64HA tay phải 123 / 89. Nhịp tim 64Sáng sau khi ăn 30 phút:HA tay trái 119 / 78. Nhịp tim 67HA tay phải 118 / 76. Nhịp tim 66Chiều sau khi ăn 30 phút:HA tay trái 115 / 80. Nhịp tim 75HA tay phải 118 / 85. Nhịp tim 80Đường trước đây là từ có khi 4 mmol/l, có khi 5,8mmol/l

Bệnh nhân 7 :
Nữ 37 tuổi
Bị lỡ niêm mạc miệng 2 bên +miệng khô cảm giác niêm mạc bị dính với răng, cổ họng khô và ăn có đường thì bị chua miệng
Huyết áp trước khi ăn 30 phút chiều: tay trái: 105/60/82, tay phải: 111/65/80 đường : 91mg/dL

Bệnh nhân 8 :
Nữ, 47 tuổi
Đi khám bi viêm sớt niêm mạc dạ dày ăn không tiêu 5-6 năm nay
Đo huyết áp. 2 tay trươc ăn là 100/60mmHg , sau ăn 95/60mmHg , glucose trong máu 4,9 mmol/L. Tay chân bị nóng, tê bì.

Bệnh nhân 9 :
Clair 73 tuổi
Đau nhức và mất ngủ kinh niên, người cứ bần thần, đau khớp gối
Sau khi ăn 4 giờ : Tay trái 137/87/87, phải 154/94/91 Đường ở tay 100mg/dL. Chân trái 210/ 121/92, phải 150/123/89Đường ở chân 97mg/dL

Bệnh nhân 10 :
Nam bệnh nhân khoảng 50 tuổi, người nhà gửi điện thư hỏi bệnh cho biết kết qủa đo áp huyết và đường như sau :
Tay trái 167/73mmHg nhịp tim 47, tay phải 165/77mmHg nhịp tim 45
Áp huyết chân trái 177/74mmHg nhịp tim 49, đường sau khi ăn 6.0mmol/l
Người nhà cho biết tuần trước phải đi bệnh viện cấp cứu bệnh mệt ngộp thở, chân yếu đi lại không được.

Bệnh nhân 11:
Nữ bệnh nhân ngoại quốc bà khai bệnh : Mệt suốt ngày đêm, chân tay uể oải, mất ngủ kinh niên, đau đầu gối chờ ngày giải phẫu, tức ngực, đau hông trái.
Thử đường trên tay là 97mg/dL.
Con giải thích cho bà hiểu tầm quan trọng của đường-huyết, như xe tốt mà không đủ xăng thì không chạy xa được. Bà chấp nhận lời giải thích này và chịu uống 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm, rồi tập bài “ bó bắp chân đi cầu thang 1 bậc “ 10 phút, đi xong đo lại đường còn 149mg/dL, đi thêm 1 vòng nữa đo lại đường xuống còn 125mg/dLĐi xong bà cho biết cảm tưởng : Hơi mệt nhưng nhẹ người hẳn, đi nhanh nhẹn, bớt tức ngực, còn hơi đau chút ít bên hông trái, bà trách tại sao các bác sĩ chẳng nói (never) vấn đề này. Bà nói : Cách đo đường trên tay, đo áp huyết 2 tay 2 chân để truy tìm nguyên nhân bệnh dễ làm, biết tránh sai lầm và tập Khí công hết bệnh thì không cần giải phẫu nữa. Bà nói như khóc, bà nói : Mình không thể thay đổi cả hệ thống khổng lồ ấy....đành phó thác cho thời gian !”

Bệnh nhân 12 :
Nữ 24 tuổi:
TT:99/55/61,TP:100/57/64Đường huyết sau ăn 2h: 95mg/dL
Bệnh: bao tử lạnh, ăn không tiêu, người lạnh, không có sức, luôn mệt. Thiếu máu não.Tập bài kéo gối uống coca cola đến 2.000 cái thì cơ thể mới ấm nóng, hết mệt, trán xuất mồ hôi nóng.

Bệnh nhân 13 :
Nữ 18 tuổi:
TT:104/63/66TP:108/61/61Đường huyết sau ăn 2h: 91mg/dL
Bệnh: bướu cổ, bướu ổ bụng, bao tử lạnh, ăn không tiêu, không muốn ăn, người rất mệt, trào ngược thực quản, tay chân hay bị tê.

Bệnh nhân 14 :
Nữ bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp huyết và hạ đường.
Áp huyết TT : 105/66mmHg 80 TP : 100/65mmHg 78 đường-huyết96mg/dL
Bà thích ăn cơm với canh chua, khổ qua là 2 loại thức ăn làm hạ áp huyết và hạ đường, sau khi ăn cơm, bà không kiểm chứng lại áp huyết và đường.
Tôi nói bà bị thiếu đường và áp huyết thấp qúa rất nguy hiểm làm suy tim, thấp nữa tim sẽ ngưng đập. Bà nói bà sợ đường, không dùng đường.
Tối đi ngủ, bà dùng thuốc hạ áp huyết hạ đường tiếp tục.
Đêm 3 giờ sáng bà tỉnh dậy đi vệ sinh rồi vào giường, chóng mặt, ngã nằm trên giường nệm bất tỉnh hôn mê, cứng hàm.
Các bạn đồng tu gọi tôi đến cứu bà, bà nhắm mắt, thở thoi thóp, đo áp huyết tay phải 50/24mmHg, đường 50mg/dL, bà thở hơi ra ba lần sau đó tim ngưng đập, ấn bụng bà xẹp xuống mà không còn phồng lên, là hơi ra mà không vào nữa. Tôi nói với mọi người, bà đi rồi, không thể chữa được. Cầu chúc bà được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.

Bệnh nhân 15 :
Nam bệnh nhân 75 tuổi, bệnh cholesterol, cao áp huyết, bệnh gout, thần kinh tọa, bướu cổ, giảm trí nhớ.
Áp huyết TT 145/91mmHg 87 TP 146/86mmHg 85 đường-huyết 91mg/dL

Bệnh nhân 16 :
Nam bệnh nhân 68 tuổi, vẹo cột sống, lòi điã cột sống. Áp huyết TT 140/92mmHg 73 TP 139/92mmHg 68,đường-huyết 94mg/dL

Bệnh nhân 17 :
Nam bệnh nhân 41 tuổi, liệt đường ruột. Áp huết TT 110/78mmHg 73 TP 111/81mmHg 72 đường-huyết 92mg/dL

Bệnh nhân 18 :
Nam bệnh nhân 55 tuổi, đau nhức cổ gáy vai AH : TT 114/77mmHg 81 TP 112/68mmHg 79, đường-huyết 93mg/dL

Bệnh nhân 19 :
Nam bệnh nhân 39 tuổi, bệnh trĩ, mắt mờ, AH. TT 133/94mmHg 81 TP 131/86mmHg 78 đường 91mg/dL

Bệnh nhân 20 :
Nam bệnh nhân 45 tuổi, nhức nửa đầu, dị ứng
AH TT 113/69mmHg 68 TP 99/64mmHg 76 đường-huyết 95mg/dL

Bệnh nhân 21 :
Nữ bệnh nhân 85 tuổi, áp huyết bất thường khi cao khi thấp, đang dùng thuốc trị áp huyết và tiểu đường, bị chóng mặt mệt tim
AH TT 160/79mmHg 83 TP 168/90mmHg 84 đường sau khi ăn 95mg/dL

Bệnh nhân 22 :
Nam bệnh nhân 55 tuổi, bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình. đang dùng thuốc chữa áp huyếtAH trước khi ăn : TT 163/94mmHg 76 TP 164/94mmHg 72 đường 91mg/dL

Bệnh nhân 23 :
Bệnh nhân nam 53 tuổi bị thoái hóa xương cổ đốt 3,4,5, thoát vị đĩa đệm thắt lưng đốt 5,6AH sau khi ăn 106/65mmHg 80 TP 117/78mmHg 88 đường 96mg/dL

Bệnh nhân 24 :
Con năm nay 35 tuổi, đang bị suy thận độ 2, chỉ sổ Creatinine là 273 ( chỉ số bình thường 53 -123,7), Ure là 9.8 (chỉ số bình thường là 2,4-7,5mmol/l), huyết áp tay trái 112/ 74, huyết áp tay phải 122/75, đường-huyết là 95mg/dL.

Bệnh nhân 25 :
Nam bệnh nhân 55 tuổi, đau nhức vai kinh niên
AH TT 114/77mmHg 81 TP 114/68mmHg 79 đường 93mg/dL

Bệnh nhân 26 :
Nam bệnh nhân 68 tuổi : Vẹo cột sống, lòi đĩa đệm AH sau khi ăn 148/96mmHg 75 TP 142/92mmHg 73 đường 94mg/dL

Bệnh nhân 27 :
Nam bệnh nhân 75 tuổi, mỡ trong máu, gout, thần kinh tọa, bướu cổ, giảm trí nhớÁp Huyết sau khi ăn TT 145/91mmHg 87 TP 146/86mmHg 85 đường 133mg/dLÁp huyết sau khi tập TT 133/62mmHg 71 TP 139/88mmHg 72 đường 91mg/dL

Bệnh nhân 28 :
Nam bệnh nhân 48 tuổi, Parkinson hai bàn tay run giậtÁp huyết trước khi ăn TT 126/94mmHg 84 TP 139/87mmHg 84 đường 96mg/dL

Bệnh nhân 29 :
Nữ 64 tuổi
Đau lưng, cổ gáy vaiAH: TT: 130/85/85 TP: 151/89/82Đường huyết sau khi ăn : 95mg/dL

Bệnh nhân 30 :
Nữ 64 tuổi .
Đau tay, chân rất khó đi lạiAH: TT: 130/73/77 TP: 123/81/75Đường huyết sau khi ăn: 97mg/dL

Bệnh nhân 31 :
Nam 73 tuồi
Yếu gan thận, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Đã điều trị tiểu đường theo Tây Y.Sau ăn 2 giờ:HA tay trái 123/80-64; tay phải 124/80-65; Đường huyết 5.7 mmol/l.

2-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 90mg/dL= 5.5mmol/l
Bệnh nhân 1 :
Vừa qua Thầy có giới thiệu cho cháu Bích, 36 tuổi đến nhà chữa bệnh trầm cảm. Cháu mắc bệnh đã mấy năm, đã chữa ở bệnh viện Tâm Thần Bạch Mai Hà Nội, châm cứu chỗ giáo sư Nguyễn Tài Thu 1 tháng cũng không ngủ được, đã uống ( theo lời cháu kể) tới nghìn thang thuốc bắc, nhiều lúc cháu muốn tự tử.
Khi đến nhà em, cháu vừa nói vừa khóc nức nở. Em an ủi cháu, nói sẽ chữa cho cháu theo KCYĐ của Thầy Ngọc, không phải tiền nong gì cả, cứ yên tâm chữa bệnh. Em đo HA thì khí và huyết kém; đo đường huyết sau ăn chỉ có 5.5 mmol/l-đây chính là nguyên nhân mà các thầy thuốc không tìm ra vì theo tiêu chuẩn Tây y là bình thường và họ không để ý nhiều đến điều này. Đó cũng là sai lầm lớn của các thầy thuốc hiện nay. Em cho cháu uống 2 thìa đường to và cho cháu nằm thiền, dẫn dụ theo lời nói để đưa cháu vào giấc ngủ. Một lúc sau cháu đã chợp mắt được. Cháu bảo đầu cháu nhẹ nhiều quá. Em hướng dẫn cháu về nhà tập thiền tiếp.
vvliêu

Bệnh nhân 2 :
Nam 27 tuổi.
Khó thở, khô khớp xương cổ tay, háng, đầu gối, ra mồ hôi tay, nghẹn cổ họng, di tinh.
Trước ăn : T : 125/75/48 P : 132/84/49Sau ăn : T : 124/76/56 P : 125/72/53
Đường 83mg/dL

Bệnh nhân 3 :
Con tên Sơn, nam 30 tuổi. Con có thắc mắc về bệnh của con, mong thầy và các tiền bối tư vấn cho con:
Từ năm 2002, con bị một khối u ở bắp đùi phía sau (khoảng từ nhượng chân kéo dài lên phía dưới của mông) và đi khám ở bệnh viện Ung bướu tp.HCM, được các bác sĩ chẩn đoán là bệnh FIBROMATOSIS (xơ hóa sợi cơ, u lành tính tái phát tại chỗ). Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nhưng 2 năm sau khối u lại tái phát, con lại phải tiến hành phẫu thuật và có xạ trị. Từ sau khi phẫu thuật, chân trái của con không thể co lên gập sát vào bụng nữa (Gần đây con có tập bài kéo gối ép hơi của thầy hướng dẫn nhưng chân trái con chỉ có thể kéo vuông góc so với cơ thể khi nằm thôi)
Lần phẫu thuật cuối cùng của con là năm 2005, đến nay đã được 9 năm.Gần đây khối u của con lại tái phát và chèn các dây thần kinh + mạch máu làm cho con thấy rất đau đớn ( nhất là khi trời lạnh, thời tiết thay đổi) và có cảm gíac lúc nào cơ đùi cũng bị căng cứng. Kích thước khối u của con hiện giờ có đường kính khoảng 9cm và dài khoảng 45cm ( gồm 3 cục u tròn nằm sát nhau dọc phía sau xương đùi trái, chèn giữa các bó cơ, nhìn giống như nhân 1 cây bánh tét)
Con có tìm hiểu trên mạng, các website tây y cũng chỉ có 3 cách trị là PHẪU THUẬT + HÓA TRỊ + XẠ TRỊ, nhưng khối u của con khá lớn, nếu phẫu thuật lấy trọn thì con sẽ bị mất hoàn toàn chân trái và xác suất bị liệt do đứt dây thần kinh cũng khá cao- Con đã đi một số bác sĩ nổi tiếng về U bướu cơ nhưng họ đều không dám nhận phẫu thuật vì rủi ro lớn quá.
Nguyên nhân bệnh FIBROMATOSIS hiện nay vẫn chưa rõ nhưng con đọc thấy họ phỏng đoán là do chấn thương ( lúc trước con có chơi JUDO-nhu đạo và vùng đùi của con thường xuyên va đập xuống sàn tập, con nghĩ có thể là do nguyên nhân này)Các chỉ số huyết áp và đường con đo theo hướng dẫn của thầy :
Buổi sáng trước khi ăn : Tay trái 118/69mmHg58, tay phải 117/69mmHg 55
Chân trái bị đau 111/57mmHg 52, chân phải 113/62mmHg mạch 57
Đường-huyết 87mg/dL

Bệnh nhân 4 :
Nữ 38 tuổi.
Bướu mỡ trong ổ bụng (bướu lành tính), áp huyết tâm thu thấp, do thiếu đường chuyển hóa thức ăn.
Vào phòng khám, bệnh nhân khai, sờ ấn vào bụng và buồng trứng thấy hòn cục trong bụng, ruột và buồng trứng, có lúc to ra ấn đè vào cảm thấy đau có lúc nhỏ lại không đau.Đo áp huyết sau khi ăn sáng dộ hơn 1 tiếng :
TT 115/70mmHg mạch 62 TT 110/68mmHg mạch 60, thử đường 87mg/dL

Bệnh nhân 5 :
Nữ bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở chân, hư chứng, áp huyết thấp, thiếu đường, càng uống thuốc Parkinson 2 chân càng cứng không bước đi được, và làm liệt thần kinh vận nhãn, không khép mí mắt, chỉ nhìn thẳng không liếc qua lại hay nhìn lên nhìn xuống được, khiến mắt bị khô.
Chồng bệnh nhân khai bệnh, vợ ông bị bệnh mắt mờ, yếu sức từ 2 năm, tay chân run nhẹ, vẫn dùng thuốc chữa tiểu đường, khi đi khám tây y phát hiện bệnh mắt đứng tròng, thần kinh vận động mắt không hoạt động, mắt mở, chỉ nhìn thẳng không nhắm được mắt, và tây y cho dùng thuốc trị bệnh Parkinson chữa run tay chân.
Sau 2 năm, bệnh bà càng nặng hơn, yếu sức hơn, bà đứng được mà không tự đi được vì hai chân dính chặt xuống đất, không nhấc lên được, khi muốn đi thì người bị ngả phía trước mà chân cứ như có nam châm dính xuống đất khiến người bị té ngã, nên chồng bà phải nghỉ làm ở nhà nâng đỡ cho bà từ giường xuống xe lăn di chuyển từ phòng ngủ ra phòng ăn, phòng khách hay đi vệ sinh.
Khi bà đi tái khám, bác sĩ cho biết, bà không phải bị bệnh Parkinson, mà là bệnh liệt cứng hai chân, hiện nay chưa có thuốc chữa, chỉ dùng tạm thuốc chữa Parkinson giúp đỡ được một phần nào thôi.
Tôi đo áp huyết và đo đường :
TT 109/77mmHg nhịp tim 82, TP 112/77mmHg nhịp tim 83, đường sau khi ăn 5.1mmol/l.
Bệnh nhân 6 :
Một nữ bệnh nhân tuổi trung niên
Mắt mù dần :
Nguyên nhân tại sao thử đường-huyết thấp, thị lực kém mà da thịt nóng trên 38 độ C ?
Áp huyết tay phải 125/85mmHg nhịp mạch 92, tay trái 139/92mmHg nhịp mạch 102, đường-huyêt đo ở tay 87mg/dL, ở mắt huyệt đầu mày phải 77mg/dL, ở đầu mày trái 74mg/dL.

Bệnh nhân 7 :
Nữ bệnh nhân trung niên ở Quebec
Bướu tử cung, bướu vú, buóu ổ bụng, mất ngủ kinh niên.
Đo áp huyết tay trái 90/68/70, tay phải 99/70/71, đường 5.1mmol/l

Bệnh nhân 8 :
Nữ bệnh nhân trung niên ở Quebec,
Nhiều bướu cứng trong ổ bụng và bướu bên buồng trứng trái, ấn đè đau, bác sì đè tay cũng thấy, nhưng cho làm scan không thấy, bướu càng ngày càng to và ấn đau.Áp huyết tay trái 100/70mmHg 65, tay phải 102/69mmHg 67, đường-huyết 5.3mmol/l

Bệnh nhân 9 :
Nữ bệnh nhân 75 tuổi
Mất ngủ, đau khớp gối, mắt mờ, đau lưng, lúc nào cũng lạnh ngay cả lúc trời nóngTT: 144/90/63 TP: 131/88/61ĐH: 5.3mmol/l (sau ăn 2h)

Bệnh nhân 10 :
Nữ bệnh nhân 42 tuổi
Mất ngủ, đau cổ gáy, gai đốt sống
TT: 102/63/64 TP: 106/66/61 ĐH: 5.2mmol/l (đã uống 2 muỗng cafe đường trước đó 2h)

Bệnh nhân 11 :
Nữ bệnh nhân tuổi trung niên.
Trong người lúc nào cũng sốt âm ỉ, ung thư vú đã cắt bỏ 2 bên rồi hóa trị, xạ trị, nhức đầu, mệt, khó thở, buồn bực khó chịu, bướu mỡ trong gan, chân phù thủng. Áp huyết Tay trái khi đói 155/85mmHg nhịp tim 64, tay phải 154/79mmHg nhịp tim 68,đường huyết 5.4mmol/l
Khám không có dấu hiệu ung thư vú, chỉ là bướu mỡ, bị cắt oan, biến chứng của thuốc làm cơ thể có nhiều nhiệt độc, có dấu hiệu hại phổi, hư thận.

Bệnh nhân 12 :
Nữ 41 tuổi.
Bướu lành trong vú, đau nhức bên trong vú kéo đến nách và bả vai.
Áp huyết TT 102/65mmHg 54 TP 105/67mmHg 58, đường 5.2mmol/l.

Bệnh nhân 13 :
Một nam vận động viên quần vợt, khỏe mạnh, đang chờ đợi ngày mổ tim.Àp huyết trong tiêu chuẩn tuổi, đường-huyết sau khi ăn 83mg/dl
Dùng máy Quest tìm nguyên nhân bệnh đo ở ngón tay tim, kinh Tâm tay trái, ngón tay động mạch, kinh Tâm Bào tay trái và ngón tay tĩnh mạch, ngón Tâm Bào tay phải, có kết qủa như sau :
Ngón kinh Tâm : oxy trong tim 99, nhịp đập tim 72, chỉ số bơm máu vào tim 5.3 van tim không bị nghẹt (tiêu chuẩn tốt từ 4.0-10.0)
Ngón Tâm Bào động mạch : oxy 99, nhịp đập mạch 75, chỉ số bơm máu trong động mạch 6.5 ống mạch thông không bị nghẹt
Ngón Tâm Bào tĩnh mạch : oxy 99, nhịp đập mạch 70, chỉ số bơm máu trong tĩnh mạch 5.4 ống mạch thông không bị nghẹt.
Tôi cho ông biết ông không có bệnh tim. ông có dấu hiệu gì mà bác sĩ phải mổ tim ? Ông trả lời, ông hay bị mệt tim sau khi đánh vợt.
Tôi trả lời : Cơ thể ông thiếu đường nuôi cơ tim, nên khi ông chạy đánh quần vợt làm đường-huyết tụt thì ông bị mệt.
Bây giờ tôi cho ông uống 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm, rồi ông tập bài Nằm Kéo Ép Gối Vào Bụng 300 lần thủ xem.
Sau khi ông uống xong đường, ông hỏi tại sao phải tập nhiều đến 300 lần. Tôi nói, đây là cách thử cho ông tập lâu 300 lần cho trán xuất mồ hôi, sau khi ông uống đường, xem sau khi tập xong ông có mết tim không, nếu ông không còn mệt tim nữa thì ông đi mổ tim là sai.
Sau khi tập xong, đo đường còn lại 103mg/dL, ông không mệt, như tôi chứng minh cho ông biết, ông đã uống đường cho tăng lên mà sau khi tập thì đường huyết tụt thấp giống như chạy xe một đoạn đường thì xăng cạn, như vậy tim mệt do thiếu đường như xe thiếu xăng, chứ không phải tại xe hỏng.
Ông cứ thử trước khi đánh quần vợt uống đường hay Coca, rồi sau khi đánh xong uống đường hay Coca không mệt thì tim ông không có vấn đề gì cần phải mổ.Đó là lý do các lực sỉ thể thao phải cần đến đường giúp cơ co bóp tim không bị mệt để tránh gây ra bênh suy tim khiến tim ngưng đập.
Tôi đọc cho ông nghe 1 bản tin trên báo có vận động viên chết trong cuộc chạy Marathon Montreal hôm chủ nhật 20 Sept.2015. Một phụ nữ 34 tuổi chưa được thông báo tên đã thiệt mạng trong cuộc chạy marathon 21 cây số. Sau khi chạy được khoảng 7km, cô qụy xuống ở gần đường đua Gilles Villeneuve. Phát ngôn nhân Urgences Santé cho biết tim cô đã ngưng đập khi các trợ y xe cứu thương đến nơi.
Năm 2011 cũng có một người đàn ông độ tuổi 30 cũng bị thiệt mạng trong cuộc chạy Marathon Montreal.
Còn trong cuộc chạy Marathon bên Anh Quốc năm 2014 cũng có 2 người thiệt mạng.Điều đó chứng tỏ không ai quan tâm đến đường-huyết bị tụt thấp làm tim ngưng đập.

Bệnh nhân 14 :
Nữ bệnh nhân Quebecoise 48 tuổi, bị đau nhức nửa đàu bên trái kinh niên, mắt mờ hay chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, bác sĩ chẩn doán nghi bướu sọ não.
AH TT 105/62mmHg 86 TP 113/63mmHg 88 đường 87mg/dL , bệnh nhân khai đường lúc nào cũng thấp, kiêng sợ không ăn đường.

Bệnh nhân 15 :
Nữ 61 tuổi
Bệnh: Thoái hóa cột sống, gai đốt sống cổAH: TT: 177/93/88 TP: 184/95/89Đường huyết: 87mg/dL (sau ăn)

Bệnh nhân 16 :
Con mới được biết phương pháp chữa bệnh của thầy gần đây quả thực rất khoa hoc, rất hiệu quả chỉ cần có sự cố gắng có thể chữa khỏi bệnh từ gốc đến ngọn. Nhưng nay con có quen 1 người bị bệnh Nhau Tiền Đạo lại đang có bầu 4 tháng, nghén không ăn được ngọt mà người có bầu cũng phải kiêng 1 số thức ăn bổ máu vì mát. Bị đau bụng không thể tập luyện từ tháng thứ 2 đến giờ người lúc nào cũng mệt mỏi như người không có sức. Con biết do thiếu đường, thiếu máu và thiếu sự tập luyện nhưng chưa biết làm sao.
Số đo áp huyết là :
TT:95-63-90, TP:94-60-84 Đường : 90mg/dL=5.0mmol/l

Bệnh nhân 17 :
Nữ bệnh nhân 70 tuổi, ung thư vú đã cắt và hóa xạ trị, người sụt cân mất 20lbs, không ăn côm được, uống Ensure thay cơm.
Áp huyết TT sưng phù gấp 3 tay phải 134/109mmHg 101, TP 119/79mmHg 101, đường 88mg/dL

Bệnh nhân 18 :
Nam bệnh nhân Quebecois 35 tuổi đau thần kinh toa từ mông trái xuống 2 ngón chân cái và ngón chân út, châm cứu, physiotherapy, thuốc giảm đau không khỏi, ngổi xuống ghế bị đau, rồi đứng lên đau
AH TT 120/65mmHg 62 TP 126/63mmHg 60 Đường ở tay 5.8mmol/l, đường ngón chân cái 5.1mmol/l, đường ngón chân út 3.2mmol/l.

Bệnh nhân 19 :
Nam 25 tuổi
Con xin được trình bày bệnh của con như sau đây: cách đây 3 năm trước con có đi khám bệnh ở Tây y, Bác sĩ cho nội soi ở bệnh viện Chợ rẫy Sài Gòn, Bác sĩ nói là con bị viêm hang vị mức độ trung bình, có (HP+) và xét nghiệm máu gan cách đây 10 năm trước (năm 2005) phát hiện bị viêm gan siêu vi B mức độ nhẹ.
Mới đây vài tháng xét nghiệm máu lại vẫn còn bị viêm gan siêu vi B nhẹ. Và nội soi dạ dày vẫn bị viêm hang vị mức độ trung bình, không có (HP+). Con đã điều trị Tây y rất nhiều năm mà vẫn thấy còn bệnh nhiều. Hiện nay con cao 1,75 m và chỉ có 52 kg, ai cũng nói con bị suy dinh dưỡng rất nặng, chỉ còn xương với da. Vì bệnh tình kéo dài mãi làm con cảm thấy chán nản. Trên đường tu hành Tịnh Độ có rất nhiều khó khăn, về tụng kinh và niệm Phật.nhiều đêm con khóc rất nhiều về số phận của con. Dạ dày con hiện nay ăn uống rất khó tiêu hóa, hơi thở rất mệt mỏi, hít vào không sâu được, thường bị tức ngực, lói 2 bên ngực. Khó thở trong thời khóa tụng kinh và Niệm Phật, hơi thở con rất mệt mỏi và ép ngực. Dạ dày con bị đau khó chịu, con càng tụng kinh niệm Phật thì lại càng đau dạ dày và đau ép ngực, khó thở. Chỉ ngồi nhìn đại chúng tụng và tụng thầm trong tâm. Thời gian này kéo dài khoảng một năm trời rồi. Con thường đi tiểu tiện nhiều, trong khi tiểu nước tiểu rất ít, vẫn thấy muốn đi tiểu. Một ngày con đi tiểu 7 đến 10 lần. Cơ thể con ít khát nước, nên dùng nước cũng ít. Con lễ Phật Y học theo cô Huệ Trân, pháp sư Đạo chứng. Ngày con lễ Phật trên 1 tiếng đồng hồ để xám hối nghiệp chướng tội lỗi của con.. Mà thân thể vẫn không ra mồ hôi. Con cảm thấy thân thể mệt mỏi không đủ sức lễ Phật nhiều được. Con có xem qua các bài Ép gối của Thầy nhưng chưa biết ép thế nào cho đúng, và con có uống đường, coca cola trong lúc ép gối. Con xin Thầy chỉ dẫn cho con được cụ thể hơn..con xin thành kính tri ân thầy nhiều
Huyết áp và đường con hôm nay như sau:Sáng sớm 3h35p Tay trái 112/ 66/ 56 và Tay phải 108/ 64/ 52Trước ăn sáng 30p Tay trái 109/ 61/ 56 và Tay phải 108/ 62/ 56Sau ăn sáng 30p Tay trái 108/ 58/ 68 và Tay phải 113/ 56/ 68Trước khi ăn: đo đường 88 mg/dLSau khi ăn và uống một cục đường thốt nốt: đo đường 108 mg/dLNguyen Tri

Bệnh nhân 20 :
Nam 35 tuổi
Con sinh ra 1,8kg. Con bị viêm xoang khoảng 20 năm, trước đây bị nặng 4 mùa đều bị đau các xoang và phải dùng thuốc làm co mạch cho đỡ tắc. Sau đó con dùng thực phẩm chức năng thì nó đỡ hơn 90 %, giờ ít khi bị ốm gây đau xoang, con vẫn còn hay bị tắc mũi. Con bị hôi miệng, bụng giờ béo cảm giác căng tức dù ăn ít. Phân thì lúc khô, lúc bình thường
Con cao 1,61m , cân nặng hiện nay 74kg. Con bị tăng cân theo từng giai đoạn vài năm 1 lần tăng. Hồi đi học cấp 3 là 55kg, vài năm sau tăng lên 60, tiếp theo là 62, gần nhất là 68kg và giữ trong khoảng 2 năm trọng lượng không thay đổi nhiều. Cách đây 2 tháng con bị tăng cân lên đến giờ là 74kg . Con cũng đi hiến máu nhân đạo 450ml/1 lần trong 2 năm vừa rồi ( con đã hiến máu 5 lần, mỗi lần 450ml)
Ăn uống giảm số lượng hơn ngày trước nhưng vẫn bị tăng cân
Huyết áp khi đói buổi sáng:
Lần 1: Tay trái: 130/98/73 tay phải: 131/91/71
Lần 2: Tay trái: 132/97/74 tay phải: 129/92/71
Lần 3: Tay trái: 129/99/72 tay phải: 132/92/73
Đường huyết: 5.3mmol/l
Đo sau ăn trưa 1h:
Lần 1: Tay trái: 131/92/76 tay phải: 137/95/76
Lần 2: Tay trái: 140/98/77 tay phải: 131/89/74
Lần 3: Tay trái: 138/94/74 tay phải: 131/83/77
Đường huyết 5.9mmol/l
( buổi sáng con không uống thêm đường để xem thức ăn bình thường nó cung cấp đường bao nhiêu)
Tay chân con không bị lạnh. 2 tháng gần đây con bắt đầu thấy huyết áp thay đổi rõ rệt, hay bị đau đầu khi thời tiết thay đổi.
Lưng bị đau khi ngủ dậy, ngủ dậy 1 lúc là hết. Nhất là khi nằm đệm Kim đan là đệm mềm
Người nhiều lúc mệt mỏi chỉ muốn nằm không muốn làm gì, 1 ngày con vận động không nhiều

Bệnh nhân 21 :
Bênh nhân này đã bị stroke, áp huyết đã ổn định, TT 126/94/84 TP 139/87/84, vì đường-huyết thấp thường xuyên dưới 90mg/dL làm chóng mặt tay run rẩy, chân yếu đi không vững, mất thăng bằng, hai chân dính chặt dưới đất không nhấc chân được, đi người muốn ngã chúi phía trước, khi ngồi thì té ngã bật ngửa ra sau. Nhờ uống thêm đường lên 140mh-g/dL, chân tay hết run, đi được một mình vững, tự ngồi 1 mình không bị ngã.
Áp dụng phương pháp tập khỏi bệnh Parkinson, tê liệt, đi đứng khó khăn dễ té ngã
https://youtu.be/xkkPTac87Yc

Bệnh nhân 22 :
Nam bệnh nhân 62 tuổi, đau nhức tê vai tay chân. Áp huyết TT 135/87mmHg 79 TP 139/79mmHg 82, đường-huyết 83mg/dL.

Bệnh nhân 23 :
Nam sinh năm 1963. Em biết thầy qua mạng, em bị ho hai chục năm rồi. Cách đây ba năm em bị lao, hiện tại em bị yếu bao tử huyết áp của em là:
9h00 ngày 05/11 tay trái (120/80/88 tay phải 115/77/88 ,11h30 ngày 05/11 tay trái 113/75/85 tay phải 110/70/85,12h10 ngày 05/11 tay trái 114/71/80 tay phải 109/72/77,13h50 ngày 05/11 tay trái 106/70/81 tay phải 110/72/87,Đường trong máu: 5.2mmol/l.

Bệnh nhân 24 :
Nữ bệnh nhân 27 tuổi, bệnh tâm thần
AH : TT 91/75mmHg 95 TP 95/75mmHg 93 đường 81mg/dL

Bệnh nhân 25 :
Nữ bệnh nhân 51 tuổi, đau lưng xuống đầu gối, xuống chân và gót chân.
AH 129/79mmHg 61 TP 124/66mmHg 57 đường 82mg/dL

Bệnh nhân 26 :
Nam bệnh nhân 74 tuổi, Thoái hóa đốt sống cổ, cứng cở gáy vai, tê nhức tay.
AH TT 169/94mmHg 74 TP 165/80mmHg 71 đường 88mg/dL

Bệnh nhân 27 :
Nam bệnh nhân 65 tuổi, mất ngủ kinh niên, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được.
AH TT 102/65mmHg 66 TP 105/63mmHg 67 đưởng 87mg/dL

Bệnh nhân 28 :
Nữ bệnh nhân 54 tuổi :
Hay chóng mặt đau đầu
_ Hở van tim 2 lá + 3 lá (hở ¼)
_ Thoái hóa đốt sống cổ và 2 khớp vai lạo xạo đau khi giơ lên + Thoái hóa đốt sống lưng + gối lạo xạo
_ Hội chứng ống cổ tay
_ Đờm trắng xuống họng nhiều
_ Mắt thầm quầng đen rộng như bị ai đấm
_ Suy giản tĩnh mạch 2 chân, bị nặng ở chân trái
_ Bao tử yếu ( đã từng đi chữa, đã soi dạ dày)
_ Ngày đi tiểu rất nhiều lần
Số đo huyết áp :
+ Bữa trưa : Trước ăn : tay trái : 105 - 66 -66 tay phải : 108 - 68 - 67 đường 5.4 mmol/l
Sau ăn : tay trái : 99 - 69 - 75 tay phải : 111- 68 - 74
+ Bữa chiều : Trước ăn : tay trái : 106 - 67 - 66
tay phải : 112 - 65 - 66
Sau ăn : tay trái : 106 - 71 - 74
tay phải : 113 - 68 - 68
- cảm giác bàn tay chân và trán : bình thường không nóng không lạnh
- đi cầu bình thường.
+Buổi chiều
Trước ăn : Tay trái :109 - 69 - 81 Tay phải : 103 - 68 - 78
Sau ăn : Tay trái : 108 - 70 - 87 Tay phải : 108 - 71 – 89
Lượng đường : Trước ăn : 5.2mmol/l Sau ăn : 7.0mmol/l

Bệnh nhân 29 :
Nữ, 49 tuổi.Áp huyết trước ăn 30 phútTay trái: 98-68-64 Tay phải:87-63-61Chân trái: 136-93-61. Chân phải: 136-100-58Sau ăn 50 phút. Đường 6.0mmol/lTay trái: 86-59-66. Tay phải: 89-62-69
Cảm giác trong người rất nóng. Đo nhiệt độ ở trán chỉ có 34 độ C, lòng bàn tay và chân cũng dao động ở mức 34 độ. Đi cầu không bón cũng không tiêu chảy. Đau khắp người.
Bệnh nhân đã mổ ruột thừa và cắt túi mật. Vài tháng nay chỉ ngủ được 4h mỗi ngày, có khi ít hơn và bị bệnh liên quan đến thần kinh, hành vi khác lúc trước.
Các triệu chứng khác. Nhức đầu, ù tai. Mắt sụp, nhìn không có thần. Đau thần kinh tọa vùng thắt lưng. Hai chân nặng như đá, yếu. Đầu gối kêu lụp cụp, mỏi (đo nhiệt độ đầu gối là 32 độ). Hai bả vai và cánh tay đau nhiệu.Thường hay đi tiểu mà có khi chỉ tiểu ít. Gần đây ít đi đại tiện. Bụng cảm giác nặng, bị đau phần bụng ở xương bụng bên trái, bác sĩ nói la chấn thương phần mềm cho uống thuốc mà không thấy giảm.

Bệnh nhân 30 :
Nữ bệnh nhân U bưới lành tính :
Từ năm 2002, con bị một khối u ở bắp đùi phía sau (khoảng từ nhượng chân kéo dài lên phía dưới của mông) và đi khám ở bệnh viện Ung bướu tp.HCM, được các bác sĩ chẩn đoán là bệnh FIBROMATOSIS (xơ hóa sợi cơ , u lành tính tái phát tại chỗ). Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nhưng 2 năm sau khối u lại tái phát, con lại phải tiến hành phẫu thuật và có xạ trị. Từ sau khi phẫu thuật, chân trái của con không thể co lên gập sát vào bụng nữa (Gần đây con có tập bài kéo gối ép hơi của thầy hướng dẫn nhưng chân trái con chỉ có thể kéo vuông góc so với cơ thể khi nằm thôi)
Tay trái : 118-69-58Tay phải : 117-69-55Chân trái ( Chân bị đau):111-57-52Chân phải : 113-62-57Đường-huyết : 87mg/dL

Bệnh nhân 31 :
Bệnh lupus đã biến chứng suy thận
Con năm nay 30 tuổi, giới tính nữ, đã lập gia đình và chưa có con vì hiên tại đang chữa bệnh.
Con phát hiện lupus ban đỏ hệ thống cách đây 7 năm và hiện tại đã biến chứng sang suy thận mãn độ 2 cách đây 5 tháng.
Tình trạng bệnh hiện tại như sau ạ:
1. Về huyết áp
Trước ăn trưa Sau ăn trưa Trước ăn tối Sau ăn tối
Tay trái 142/98/76 155/108/77 148/103/81 144/98/76
Tay phải 156/102/73 154/108/78 157/101/77 132/96/81
2. Về tiểu đại tiện
Hay đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, số lượng mỗi lần ít và không mạnh
Đi ngoài bình thường, chỉ tiêu chảy khi ăn uống thất thường.
3. Về cơ thể
Chân tay rất hay lạnh. Nhất là khi trời lạnh tay thường hay tím ngón tay phải
Cân nặng: 43kg, cao 1m50, Cơ thể không phù thũng, hoàn toàn bình thường và không mệt mỏi .
4. Các chỉ số gần đây
Ure : 21.6
Creatinin: 256
HGB : 83g/L ( Tiêu chuẩn là: 120 - 160 )
MCV: 67.76fL ( Tiêu chuẩn là: 85 -95)
RBC: 4.229 Tera/L ( Tiêu chuẩn là: 4.38 -5.77)
Protein niệu: 3.88
Protein máu: 55.8 g/L(Tiêu chuẩn là 66.0 - 83.0)
Albumin máu : 31.5 g/L ( Tiêu chuẩn là 35.0 - 52.0)
Glucose (máu) :5.3mmol/l ( tiêu chuẩn là : 3.9 - 6.4) Đay là nguyên nhân gây bệnh thấy trước mắt, nhưng do tây y hạ tiêu chuẩn đường qúa thấp nên cho là bình thường gây ra những biến chứng kể trên.

Bệnh nhân 32 :
Nữ 52 tuổi
Bệnh: Suy tim, đau lưng, cổ gáy vai, người hay mệt
AH: TT: 122/76/62 TP: 115/77/62
Đường huyết sau ăn : 81mg/dL

Bệnh nhân 33 :
Nam 29 tuổi
Đau đầu, tay chân tê, chóng mặt, hiện tượng ruồi bay ở mắt.
Huyết áp:
Tay trái: 131/90-63
Tay phải: 133/92-63
Đường huyết ở tay: 5.3 mmol/l; toản trúc trái 5.2 mmol/l; toản trúc phải 4.7 mmol/l.

Bệnh nhân 34 :
Nam 54 tuổiMắt mờ.HA tay trái 102/65- 66; tay phải 104/68- 66.Đường huyết tay 5.5 mmol/l; Toản trúc phải 5.2 mmol/l; toản trúc trái 5.7 mmol/l

Bệnh nhân 35 :
Nữ 72 tuổi, Bắc Ninh.
Mờ mắt, mệt mỏi.Đường huyết sau ăn 3 giờ: 5.2 mmol/l;Đường huyết ở Toản trúc trái 4.4 mmol/l; toản trúc phải 4.7 mmol/l.

Bệnh nhân 36 :
Nam 40 tuổi
Sụp my mắt gần 1,5 năm, đã chữa nhiều nơi không đỡ ( cả Đông y và Tây y).Sau ăn 1 giờ 30 phút:HA tay trái: 118/82-75;tay phải: 118/82-79; đường huyết sau khi ăn 5.2 mmol/l.

Bệnh nhân 37 :
Bệnh nhân nữ, tuổi 58
Đo trước khi ăn sáng:
Huết áp: tay trái: 160-176/71-83/46
Tay phải: 147/79/42
Đường huyết: 5.3mmol/l
Máy huyết áp đo 3 lần kết quả đều khác nhau, máy phải bơm đến 2 lần mới được.
Bị mỡ máu, các khớp tay chân bị sưng, (viêm đa khớp), khó thở, tức ngực, ấn vào đau, các khớp xương đều đau, viêm hang vị dạ dày. Ăn không tiêu, không thấy đói.

3-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 80mg/dL= 5.0mmol/l
Bệnh nhân 1 :
Nam bệnh nhân 37 tuổi, lọc thận 3 ngày/tuầnAH Tay trái không đo được có gắn ống truyền thuốcTP trước khi ăn 191/118mmHg 75 đường 77mg/dLTP sau khi ăn 203/118mmHg 80 đường sau khi ăn 76mg/dL

Bệnh nhân 2 :
Con năm nay 30 tuổi là nữ
Con đã có dịp may mắn biết đến thầy qua các video và qua tài liệu khí công y đạo, con cảm thấy Thầy đúng là Hoa Đà tái thế. nhưng con ngu dốt cũng không biết làm sao cho bệnh tình đỡ hơn con xin thầy chỉ bảo cho con ạ:
Con đi viện họ khám họ nói con viêm đa khớp được 2 năm rồi. ngày 17/8/2015 con đi khám lại và xét nghiệm máu đường trong máu là 4,7mmol/lsau khi uống thuốc thời gian con thấy tim đập nhanh huyết áp giảm
Huyết áp: trước ăn 30p + Tay trái; 87/53/102+Tay Phải: 81/53/102Sau ăn 30p + Tay trái: 96/71/112+Tay Phải: 101/65/110
Khớp gối chân con có dịch, hai cổ tay nhức và tay phải giơ lên hơi khó. Cơ thể con cảm thấy lúc nóng lúc lạnh, có khi đứng lên đột nhiên vã mồ hôi và thở dốc. cũng có lúc người khác nóng mà con cảm thấy lạnh, còn về buổi chiều tim thường đập nhanh và con cảm thấy mệt. Khi đi ngủ thì lạnh khi ngủ say thì nóng, gần đây con không ngủ say được bao giờ, giấc ngủ chập chờn
Con đi khám bác si bảo con nhịp xoang nhanh do con uống thuốc viêm đa khớp gồm có, thuốc giảm đau, thuốc diệt vi trùng, thuốc kháng sinh trị khớp, thuốc calci- b12Con đi ngoài phân đen. Gần đây con biết bài thuốc canh gà, táo đen, táo đỏ, Bắc kì của thầy nên con uống được 1 tuần nay nhưng tim con vẫn đập nhanh và huyết áp vẫn thấp.Bác sĩ nói nếu con có điều kiện thì nằm viện điệu trị bệnh viêm đa khớp, con phân vân chưa biết làm thế nào . Con xin thầy chỉ bảo giúp
Con trân trọng cảm ơn thầy mong thầy sớm hồi âm cho con.
Kính thầy
Con Lưu thị Bắc luubac137

Bệnh nhân 3 :
3 mẹ con con bệnh giống nhau là đều bị áp huyết thấp đo lúc mới ngủ dậy duới 100, đuờng 4.8mmol/l, nguời bị lạnh và hay bị đau cổ, vai, gáy. nhung từ ngày áp dụng uống coca và tập đến nay đuợc 15 ngày thôi mà 3 mẹ con con đều khỏe, nguời ít còn bị lạnh, huyết áp tăng lên trên 100. truớc đây tập 100 cái kéo ép gối là tay chân mỏi, không tập đuợc, nhưng bây giờ áp dụng uống coca 1ly và tập 200 cái rồi uống 1ly và tập nhu vậy liên tiếp đến 600 cái vẫn thấy khỏe. uống coca 2 lon mà đuờng vẫn vô tiêu chuẩn 7.0 không cao. Con gửi báo cáo này cho thầy xem để nếu ai không có sức tập đuợc (giống mẹ con lúc truớc) mà muốn tập xin liên hệ số đt của con, con sẽ chia sẻ cách mà thầy đã dạy.

Bệnh nhân 4 :
Nữ, sinh năm 1984, đã bị chứng ăn vô độ và trầm cảm được 13 năm. Triệu chứng bệnh là lúc nào cũng thèm ăn như thèm chất nghiện, ăn không kiểm soát. Người mệt mỏi, buồn rầu, sống vô nghĩa. Con đã điều trị tây y, bệnh có thuyên giảm nhưng không khỏi hẳn
Huyết áp trước ăn:Tay trái: 94/60/72Tay phải: 95/58/74Sau ăn:Tay trái: 95/62/70Tay phải: 97/57/73Đường khi đói là 4.8mmol/l

Bệnh nhân 5 :
Nam 70 tuổi
Ăn nhiều không tiêu gây ra áp huyết cao và ho đàm suyễn nguyên nhân do thiếu đường.Ông đến phòng mạch khai bệnh ho nhiều ngộp thở như suyễn, uống thuốc ho tây y lâu hơn 1 tháng không khỏi, mệt tim, tập khí công không được, vừa tập 1-2 phút chóng mặt té ngã. Ông nhờ tôi chữa và chỉ cho cách tập cho hết ho.
Tôi nhìn bụng ông to căng cứng, đo áp huyết sau lúc ăn sáng được hơn 1 giờ :Tay trái 224/105mmHg 72, tay phải 220/99mmHg mạch 70, thử đường 78mg/dL.

Bệnh nhân 6 :
Nam 65 tuổi.
Bệnh nhân khai bị rối loạn nhịp tim.
Tôi đo áp huyết tay phải, vì gan cung cấp máu cho tim. Máy bơm lên 180 rồi ngưng, lại nhồi rồi bơm tiếp lên 240 rồi xả khí xuống dần 214 bắt đầu máy kêu “tít, tít, tít...để đếm mạch nhịp tim đập rất nhanh vài giây, rồi lại tí tít tít...chậm đều, rồi lại nhanh vài giây, rồi chậm đều, rồi máy mới cho kết qủa 188/102mmHg mạch 138. Tôi thử đường-huyết qúa thấp 77mg/dL.

Bệnh nhân 7 :
Nữ 63 tuổi.
Bệnh migraine, u sọ não, tay chân run như bệnh Parkinson do thiếu đường.Gọi điện thoại từ Úc Châu hỏi bệnh, khai rằng : Chân tay vô lực, run chân tay, không cầm vật gì được, chân run không đi được, áp huyết tay trái 100/67mm/hg mạch 60, tay phải 95/62mmHg mạch 62, đường 4.7mmol/l, tây y chụp hình cho biết có khối u sọ não cần phải mổ, nếu không sẽ bị tê liệt suốt đời. Tôi khuyên bà đùng mổ, cần uống đường đủ tiêu chuẩn và bà đã đi đúng khỏe mạnh.
Tây y bảo bà cấm không được uống đường, phải mổ mới hết, nếu không sẽ bị liệt vĩnh viễn, bà ngưng uống đường và ngưng tập luyện.
Cuối cùng bà đã mổ và hậu quả nằm liệt giường trong 6 tháng yếu sức dần mà bị chết oan, trước khi chết bà gọi điện thoại cho tôi nói rằng: Biết vậy tin nghe theo thầy thì ngày nay đã khỏe rồi...

Bệnh nhân 8 :
Nam 50 tuổi
U nang thận phải, tây y hẹn ngày mổ
Bênh nhân từ VN lên online qua hệ thống Skype hỏi cách chữa bệnh này.Bệnh nhân khai đau lưng, ấn đè trước bụng có khối u to cứng đau, tiêu tiểu tốt.Áp huyết sau khi ăn tối : TT 118/77mmHg 77 TP 105/65mmHg 66 đường 4.6mmol/l

Bệnh nhân 9 :
Nam bệnh nhân 61 tuổi ở Quebec
Ung thư tuyến tiền liệt vừa mổ được 1 tuần, đeo túi nước tiểu bên hông, bụng to, chân sưng yếu, đi xe lăn. Nóng đau đầu gối, xương ống chân nóng bên trong, lạnh bên ngoài da.
Đo áp huyết tay trái 115/92mmHg nhịp tim 80, tay phải 120/95mmHg nhịp tim 85, đường-huyết 4.9mmol/l

Bệnh nhân 10:
U xơ tử cung , viêm gan :
Con kính nhờ các thầy hướng dẫn con cách trị bệnh cho mẹ chồng con 60 tuổi. Con xin kể bệnh
1/ Bệnh: Viêm gan siêu vi C, thô gan, Các bộ phận khác siêu âm không thấy dịch. 2/ Bệnh U xơ tử cung
3/Khi ngồi lưng cảm giác bị thụng xuống, nên thuờng bị
4/ Mẹ có bị va quẹt xe, nên đau bàn chân trái (phía từ cổ chân xuống 3 ngón chân thứ 3,4,5 , ba ngón chân không đau mà chỉ đau phần bàn chân). Trước đó thì đau ngón thứ nhất và thứ 2. Có đắp gừng giờ hết đau rồi
Đây là HA hôm nay:
Trước ăn sáng. Trái: 107/69/67; Phải: 100/65/70. Đường huyết: 4.8 mmol

Bệnh nhân 11 :
Con năm nay 33 tuổi, giới tính nam.
Con bị trĩ nội độ 2 nhiều năm nay, con đi khám, nhiều lần làm xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, nội soi dạ dày, đại tràng, trực tràng thì BS kết luận là không bị nhiễm khuẩnđường tiêu hóa, con đã từng 3 lần phẫu thuật nội soi cắt polip trực tràng, nhưng 2 lần gần đây nhất (lần cuối cách hiện nay khoảng 2,5 tháng) nội soi đại tràng và trực tràng lại thìkhông thấy có polip nữa. Các bác sỹ kết luận là con bị hội chứng IBS.Con thường bị đau bụng, đi ngoài không hết phân, ngày đi ngoài 3-5 lần dù người nóng hay lạnh, phân lỏng hay thành khuôn. Phiền phức hơn là con bị đầy hơi ghê gớm,liên tục đánh hơi (trung tiện), mà mùi rất thối, ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc. Nhiều khi thấy sôi bụng ra nhà vệ sinh đánh hơi nhưng ngay sau đó chỉ 1-2 phútlại bị sôi bụng đánh hơi ngay. Ngoài ra mồ hôi con rất nhờn và rất hôi, nhiều khi có cảm tưởng mồ hôi mùi nước tiểu rất khai nồng.
Con thường tỉnh dậy rất sớm, trước 5h sáng, nhiều khi 1 hay 2 giờ đêm đã tỉnh, lúc tỉnh thì rất mệt, bụng trướng đầy hơi, buồn tiểu và buồn đi tiêu.
Tiểu xong con thường cảm thấy tức tức, hơi nóng rát vùng bụng dưới, nước tiểu sủi bọt, mùi rất khó chịu. Khi con thử cử động cơ vùng sinh dục hậu môn thì thấy có cảm giác đau
Mùa này con thường có cảm giác bàn chân lạnh dù vẫn đi tất, tay không đi găng nhưng không có cảm giác lạnh lắm. Mùa nào chân con cũng thường ra nhiều mồ hôi, nhất là khi đi giầy.
Con mới mổ bong võng mạc mắt phải cách đây 3 tháng, trước đó 2 mắt con cận, mắt trái 2.5 đi ốp, mắt phải thì cận nặng hơn, 5.5 đi ốp; sau mổ hiện mắt phải khá kém, đeo kính cũ nhìn khá mờ và có biểu hiện bị loạn thị kèm cận thị.
Con gửi kèm số đo huyết áp (do đo liên tiếp nhưng kết quả mỗi lần đo không giống nhau nên con để nguyên các kết quả đo được):
11h14: trước ăn
Tay trái: 113/67/67, Tay phải: 110/66/69 Đường huyết: 4.9 mmol/l (4h30)

Bệnh nhân 12 :
Lớp thể dục khí công đang tập thì bệnh nhân đến, nói rằng con mệt lắm thở không ra hơi, muốn xỉu tập không được.
Tôi cho nằm nghỉ đo áp huyết :
Tay trái 180/70mmHg nhịp tim 63, tay phải 175/68mmHg nhịp tim 60, đường 4.8mmol/l người mập.
Kết luận : Muốn tập bài khí công hạ áp huyết nhưng không có sức tập do thiếu đường, nhịp tim thấp, cho uống 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm, bệnh nhân tỉnh táo hết mệt, nhưng trước khi tập tiếp, uống thêm 3 thìa đường nữa cho đường-huyết lên 8.0mmo/l để tập tiếp mà không bị mệt.

Bệnh nhân 13 :
Một nữ bệnh nhân bước vào phòng mạch :
Vọng chẩn : người độ tuổi 50, gầy ốm không có sức, phải có người đỡ, hơi thở chậm, nhìn thấy bệnh nhân chỉ hít vào bằng mũi, miệng ngậm, người rất mệt.
Đo áp huyết Tay trái 167/66mmHg 58, tay phải 160/62mmHg nhịp tim 55, đường 4.6mmol/l

Bệnh nhân 14 :
Đầu thư con xin cảm ơn Thầy không thể kể hết được và một lần nữa thấy sự quan trọng của đường huyết trong cơ thể con người .Nếu trên trái đất này không có chất ngọt chắc là không tồn tại cuộc sống của con người
Ngày 12/3/2014 con có một đứa trẻ tên là Daniel Havna 11 tuổi bị mắt trái lé kéo vào trong, lưng gù và đi lệch về bên phải, chân trái đi đá vào bên trong .Bác sỹ nói không chữa được cháu còn nhỏ không biết làm thế nào mẹ cháu nói vậy. Cũng bởi lẽ ngày 24/2/2014 có đứa bạn tên là Jaroslav một mắt trái đeo kính 4.5 điôp mắt phải đeo kính 3,5 điôp mới có 9 tuổi mà bác sỹ nói không chữa được mà phải chờ đến 19 tuổi mới mổ được nhưng mẹ cháu kể là mỗi năm cả 2 mắt đều kém đi .Mẹ cháu viết thư cho con nhiều lần và hỏi không biêt có chữa được không con bảo cứ đến xem vì nếu chờ đến 18 tuổi mà vài năm nữa cháu bị mù thì sao vậy là cháu đến
Con đo huyết áp
Tay trái 100/49/68Tay phải 93/44/71Chân trái 119/44/64Chân phải 113/63/90
Đo đường 4.8 mmo/l đuôi mắt trái 2,0mmol/l.
Con chữa và chỉnh cho đường lên 6.6 mmol/l sau 2 giờ chữa xong cả 2 mắt nhìn rõ và không cần đeo kính nữa con mới hỏi là cháu đi học ngồi ở bàn đầu hay bàn cuối cháu bảo ngồi bàn đầu .Vậy là mai trở đi không cần đeo kính nữa .Hôm sau mẹ cháu nói là cô giáo bị sốc vì không hiểu sao cháu không cần đeo kính nữa.

Bệnh nhân 15 :
Bệnh nhân Virginia 62 tuổi, bị đau chân đi phải chống gậy
Đo áp huyết 120/75mmHg nhịp tim 78 đường 79mg/dL.
Bà không chấp nhận nguyên nhân do thiếu đường, đi bác sĩ nói : Tiêu chuẩn đường từ 78-100mg/dL là tốt nhất
Với tình trạng này thì càng ngày bệnh viện càng phát triển thêm.
ngado990

Bệnh nhân 16 :
Con tên Hằng, năm nay con 23 tuổi. Mắc bệnh viêm cầu thận mãn- hội chứng thận hư đã 6 năm nay, chạy chữa đủ nơi không khỏi, bệnh ngày càng nặng. Mới đây con có nằm viện 15ngày, rồi bác sĩ bảo hết cách vì cơ thể con không chịu đáp ứng bất cứ thuốc nào.
Tình trạng của con hiện nay không tốt : da xanh, nhợt. Miệng đắng, ăn kém. Chân tay lạnh, ngừơi ấm nhưng cơ thể hay cảm thấy lạnh. Tiểu tiện ít hoặc rất ít, thỉnh thoảng có đi ngoài, phù nhiều từ bụng trở xuống, nhất là bụng và đùi. mỡ máu cao, tiểu nhiều đạm (tầm 10), con hay mệt, mỗi khi mệt ngực đánh trống mạnh,tim đập nhanh (tầm hơn 90 nhịp/phút). Chỉ số HA
Tay trái trứơc ăn sáng : 112/85/74, Sau ăn sáng : 105/71/83. Chỉ số HA Tay phải trứơc ăn sáng : 112/82/73. Sau ăn sáng 105/76/85.
Con xin cảm ơn thầy!
Con đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài thầy hứơng dẫn, đem so sánh bản thân thì đúng là con mù quáng nên quá kiêng khem, bác sĩ cũng bảo con suy kiệt nhưng lại không dặn dò gì. Xem lại các xét nghiệm thì đường máu luôn nằm ở mức 4,5 – 5,3mmol/l trong mấy năm liền, nhưng tây y cho đó là bình thường
Nhờ thầy mà con đã biết mình phải làm gì. Con tin với đường đi đúng thầy dạy cùng sự tin tưởng, sự chịu khó của con sẽ cứu được con.

Bệnh nhân 17 :
Nữ bệnh nhân Quebeoise 40 tuổi, ung thư vú, cắ 2 vú, hóa xạ trị, không khỏi di căn qua phổi, gan, bao tử, ruột già, tử cung.
AH TT 118/62mmHg 66 TP 120/60mmHg 62 đường 80mg/dL
Bệnh nhân 18 :
Nữ bệnh nhân Quebecoise 65 tuổi, bàn tay phải thoái hóa đốt ngón tay thứ tư, giữa bàn tay chai nổi cục xương, ngón tay thứ tư không mở ra nắm vào được
AH TT 112/55mmHg 58 do ăn kiêng, ăn rau không ăn thịt TP 108/56mmHg 55 Đường 3.3mmol/l ở ngón tay thứ tư đau, ngón tay giữa 4.8mmol/l.

Bệnh nhân 19 :
Nam bệnh nhân 37 tuổi, lọc thận 3 ngày/tuần
Áp huyết TT không đo được do có gắn dây truyền thuốc, TP 203/118mmHg 80 đường-huyết 76mg/dL.

Bệnh nhân 20 :
Bệnh nhân nữa 76 tuổi, đang dùng thuốc chữa áp huyết và đường. Bệnh mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân
AH TT 129/77mmHg 78 TP 129/74mmHg 76 đường 78mg/dL

Bệnh nhân 21 :
Nam, 61 tuổi.Áp huyết trước ăn 30 phútTT: 119-86-85 TP: 116-86-86Áp huyết sau ăn 40 phút. Đường 5.0mmol/lTT: 115-74-79. TP: 115-78-80
Đo nhiệt độ ở trán, lòng bàn tay khoảng 36.7 độ, nhưng trong người thấy nóng. Đi phân bình thường. Bác sĩ nói bị áp huyết cao, hở van tim. Lâu lâu, lỗ tai ù, hoăc mắt bị chá, thấy xung quanh tối sầm khoảng chút xíu. Thường hay nhức nừa đầu phải, hay nổi mẫn ngứa vùng lưng, nổi thành từng mảng màu đỏ. Bụng yếu hay đi đại tiện khi ăn nhiều rau củ quả. Vùng bắp tay từ vai tới cùi chỏ bị đau, có cảm giác xưng lên. Bị hôi miệng nặng. Đi cầu thang hoặc làm công việc chút xíu là mệt.

Bệnh nhân 22 :
Nữ bệnh nhân trên 60 tuổi bị tai biến, áp huyết vẫn cao, đường thấp nên thần kinh gân cơ co rút chân tay.
Tay trái Trước ăn. 143/75/60Sau ăn. 138/83/65Tay phải:Trước ăn. 140/73/60Sau ăn. 149/76/67Thử đường của bà là 4.7 mmol/l

Bệnh nhân 23 :
Nam 34 tuổi, - Viêm tai, mũi, họng mãn tính
Đau vai, gáy, cổ, lưng, đầu- Lạnh bụng, tiêu chảy 4-5 lần/ngày- Tay chân lạnh- Đầu hay nóng
Theo hướng dẫn trong mail trước, TV tập ép gối làm mềm bụng, nạp khí trung tiêu, vỗ tay 4 nhịp. Tuy có tiến bộ, giảm đi vệ sinh, giảm đau vai gáy, nhưng gặp trở ngại là:Các bài hướng dẫn thay đổi Tinh - Khí -Thần đề chia thành 2 nhóm: Huyết áp cao/thấpTV huyết áp cao nên chọn tập theo cách dành cho người huyết áp cao thì HA có xuống nhưng tay chân lại càng lạnh hơn, ăn thức ăn hạ HA thì lại càng lạnh bụng. Nếu ăn thức ăn ấm bụng và tập cho ấm tay chân theo cách của người HA thấp thì lại làm cho HA cao ngất ngưỡng.
HA và đường của TVLúc no, sau ăn 30p:Tay trái: 133/80, 69Tay phải: 127/92, 64Đường: 105 mg/dL Lúc đói:Tay trái: 128/79Tay phải: 125/88Đường: 80 mg/dL

Bệnh nhân 24 :
Nam 57 tuổi
Đục thủy tinh thể.
Đường huyết ở tay 4.6 mmol/l; Toản trúc phải 4.2mmol/l; Toản trúc trái: 4.4 mmol/l;
HA tay trái 125/75- 61; tay phải 128/78-62;

Bệnh nhân 25:
Nữ 38 tuổi
Viêm tai giữa, đau đầu, đau cột sống, khó thở.
HA tay trái 117/ 78-74; tay phải 110/78- 78;
Đường huyết 4.8 mmol/l.

4-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 70mg/dL= 4.5mmol/l
Bệnh nhân 1 :
Con thưa thầy, từ hôm 30/8 con có được nhân duyên nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy, hàng ngày con có tập các bài tập theo đường link thầy gửi và con có uống thêm nước đường đỏ. Hàng ngày con có đo huyết áp chỉ số huyết áp của con dao động có hôm được 108/70/65, có hôm được 111/65/70
Sáng nay còn đo đường huyết chỉ số là 5.5mmol/l (Huyết áp của con ở mail trước gửi thầy là 98/62/77, đường là 4.3mmol/l)
Con Bùi Thanh Huyền thanhhuyen0877

Bệnh nhân 2
Dưới dây là áp huyết và đường huyết của con ngày 6/9/15:
Trước ăn, tay trái: 96/60/64, tay phải: 100/59/62,đường 4.5mmol/l
Sau ăn, tay trái: 98/50/58, tay phải: 97/52/59, đường huyết 7.0mmol/l
Con hiện tại bị nang thận và viêm amidam hốc mủ
Tran

Bệnh nhân 3:
Một nữ bệnh nhân 58 tuổi, cô đã bị bệnh 20 năm đau nhức toàn thân, sưng thấp khớp, người mệt mỏi, tối không ngủ được, cô nói đã chữa 20 năm đi đủ các bác sĩ tây y, đông y, uống thuốc, châm cứu, đều không khỏi, cho đến giờ này bệnh biến chứng đau nhức nửa bên đầu trái, cả nửa thân người bên phải cả tay và chân nặng nề như tê liệt, tây y xét nghiệm máu, làm scan, MRI, đã phát hiện ra có ung thư vú, buớu trong não, đi đứng rất khó khăn không linh hoạt.
Khi đến nhờ tôi khám, tôi đo áp huyết và đường có kết qủa như sau :
Áp huyết tay trái : 103/66mmHg nhịp tim 62, tay phải 92/60mmHg nhịp tim 59, đường-huyết 4.5mmol/l

Bệnh nhân 4:
Nữ bệnh nhân trung niên ở Quebec,Có bướu ở phổi, ho, bướu ở bụng chán ăn, ăn không tiêu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, xuống cân. đo áp huyết tay trái 100/65/58 tay phải 102/67/60, đường huyết 4.5mmol.l.

Bệnh nhân 5:
Nam 37tTt 111/67/94 Tp 110/66/95Ct 122/56/89 Cp 120/57/95Đường huyết: 4.3mmol/lU gan ác tính 10cmChữa PP toxy 2 tháng, biến chứng thành nhiều cục nhỏSuy thận, chân phù

Bệnh nhân 6:
U xơ tử cung :
Thầy cho con hỏi thêm là : người nhà con sinh năm 1968 mắc bệnh-u xơ tử cung 2 khối, một khối nhỏ và 1 khối lớn(52-62)mm,tắc ống dẫn trứng,huyết áp đo hồi sáng chưa ăn là tay trái-121-89-82,tay phải-117-85-83),đường huyết đo (ở tay :4,4mmol/L,bao tử:4.9mml/L, gan:4.8mml/L).
Nửa tháng nay buổi tối hay bị nhức mỏi chân, tay. Tháng trước mạch đập lên hơn 100 sau đó uống thuốc bắc đã xuống được như vậy.Thầy chỉ giùm con cách chữa trị như thế nào?

Bệnh nhân 7:
Nam 32 tuổi:
Bệnh: tê 2 bả vaiTT: 129/77/60 TP: 130/77/63Đường huyết: 4.1mmol/l

Bệnh nhân 8:
Nam 61 tuổi
Bệnh: sợ lạnh, tiểu đêm, sạn thận, thoái hoá đốt sống cổ.TT 109/67/68 TP: 116/70/72Đường huyết: 4.1mmol/l

Bệnh nhân 9:
Nữ 59 tuổi:TT: 122/71/69 TP: 115/69/68Đường huyết: 4.2mmol/lBệnh: suy tim, suy phổi. Khó thở, đờm nghẹn cổ, ăn khong tiêu.Người rất mệt không có sức. Suy nhược trầm trọng.

Bệnh nhân 10 :
Nữ 80 tuổi
Bệnh lạnh giữa sống lưng, dưới gáy, chạy sang cạnh sườn bên trái từng đoạn, lạnh ngón chân cái ở bàn chân trái, 5 đầu ngón chân trái bị tê.
Áp huyết TT 122/76mmHg 67 TP 125/78mmHg 69, đường 4.5mmol/l.

Bệnh nhân 11 :
Không hiểu sao, giờ nhiều người bảo ăn đường để mà tiểu đường à, mặc dù đường huyết còn thấp so với tiêu chuẩn của KCYĐ. Tôi đã phải giải thích nhiều, họ mới nghe.
Hôm rồi, có thanh niên đau nhức quá, ban đêm phải đi cấp cứu bệnh viện. Đến bệnh viện họ truyền Paracetamol ( lời của bệnh nhân), nhưng không đỡ. Xin về nhà vẫn đau đớn quá, nhức cổ vai, gáy. Khi đến tôi đo HA, nhịp tim thấp; đo đường huyết, đường huyết thấp 4.2 mmol/l Tôi cho uống 2 thìa đường vàng to với cốc nước ấm rồi mới day huyệt, tìm điểm đau, châm nặn máu. Sau 15 phút, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân cùng người nhà phấn khởi ra về.
Thế mới biết: KHÍ- HUYẾT - ĐƯỜNG quan trọng vô cùng
Cám ơn Thầy Đỗ Đức Ngọc đã khai sáng cho tôi và bao người.
Vương Văn Liêu

Bệnh nhân 12:
Con không biết tình trạng của con lúc này là có vấn đề gì hay không, mà sao đường huyết của con tụt xuống thấp quá, nó tụt xuống từng ngày trước ăn là : 4,2mmol. Sau ăn 30 phút là 5,2mmol/l
Huyết áp trước ăn là : tay trái 121/84/83, tay phai : 125/85/74
Sau ăn 30 phút :tay trái là 119/78/84:tay phải 118/76/76:còn huyết áp trước khi chưa tập ba bài làm tăng huyết áp mà con đã gửi cho thầy trước kia là :tay trái 104/61/66 tay phải 103/64/67 sau ăn tay trái 114/58/78 tay phải 107/60/76
Mặc dù trước tập con đều thử đường và đều thấy thấp mức tiêu chuẩn nên con đều uống đường thâm chí khá nhiều trong ba ngày thôi mà con dùng hết 1 kg đường bổ sung trước khi tập, trong khi tập và cả sau khi tập nữa. nhưng sao đường trong máu càng ngày càng thấp đi con lo quá, mặc dù đã uống rất nhiều đường, con tập bài đứng hát kéo gói lên ngực chỉ được vài chục lần thôi là đã rất mệt, giờ còn thấy căng ở tim nữa liệu tình trạng của con lúc này có gi không ổn không ạ? vì con thấy hay buồn nôn quá ,Huyết áp cũng có xáo trộn có lúc tâm trương lên đến hơn 80 mặc con không có ăn gì bổ béo lắm cả còn thuốc chỉ dùng b12 thôi.
hoangtinh7585

Bệnh nhân 13:
Nữ bệnh nhân 43 tuổi bướu vú 2 bên, không chữa theo tây y, AH TT 115/59mmHg 55 TP 118/65mmHg 57 Đường 4.5mmol/l.

Bệnh nhân 14:
Nam 37 tuổi
Con xin phép kính gởi thầy kết quả đo huyết áp và đường huyết của con a.1/ Huyết áp trước khi ăn:- Tay trái:105/71, nhịp tim 62;- Tay phải:107/69, nhịp tim 61;Huyết áp sau khi ăn 30 phút:- Tay trái: 104/69, nhịp tim 74;- Tay phải 109/66, nhịp tim 74;2/Đường huyết:- Trước khi ăn: 4.2mml/l- Sau khi ăn 30 phút: 6.0mml/l (em ăn 2 bát cơm+rau bông cải, cà chua và cá kho).3/ Bàn tay, bàn chân lạnh.4/ Tiêu , tiểu
- Nếu con ăn chay ít dầu mỡ thì đi phân bình thường, còn nếu ăn thịt cá và đặc biệt nếu ăn ớt sẽ bị đi tiêu phân nát, phân sống (như bị kiết lị).
Dạ thưa thầy tiền sử mắc bệnh của con cách đây 4 năm con thấy mặt sạm đen (đặc biệt gò má bên phải) và bị ngứa ngáy khắp người (mỗi lần ngứa con gãi đến đâu thì da nổi quầng đỏ đến đó) đi khám sức khỏe tổng quát con bị men gan cao (gấp 10 lần chỉ số bình thường) và mỡ máu, siêu âm tổng quát bình thường. sau đó con uống thuốc Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) không theo liều lượng (con uống quá liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và con uống vỏ bưởi phơi khô sắc để trị mỡ máu.
Sau khi con uống khoảng 1 tháng con thấy mặt càng sạm đen và sức khỏe suy giảm nhiều thì con ngưng. sau đó con đi xét nghiệm nhiều lần bác sỹ vẫn kết luận bình thường nên con đi bắt mạch (thầy thuốc nói con bị phong gan và thận yếu) và uống thuốc đông y thì thấy sức khỏe đỡ hơn. Nhưng từ đầu năm 2015 con thấy sức khỏe lại yếu đi (mặt sạm đen, gầy hốc hác. Con giảm khoảng 4kg (từ 72 xuống còn 68kg). Cách đây 4 tháng con có uống rượu thuốc ngâm (Ba kích, dâm dương hoắc, nhục thung dung, kỷ tử) khoảng 4 lần trong một tháng (khoảng 6 người cùng nhậu say). sau đó thì con thấy hiện tượng tay bị nám đen tại kẽ những ngón tay, mí mắt dưới bị phù, tiểu ít nên con đi xét nghiệm ( tiểu ra máu và protein) bac sỹ kết luận con bị viêm cầu thận cấp.

Bệnh nhân 15:
Nữ 61 tuổi
Đau nhức toàn thân, đau cột sống.Sau ăn 3 giờ:Huyết áp tay trái 122/82-82; tay phải : 121/81- 80; Đường huyết: 4.8 mmol/l.

Bệnh nhân 16:
Con sinh năm 92, nhưng đã bị thoái hóa, lồi đĩa đệm đốt sống cổ c4c5c6c7. Và L4L5 đã 3 năm nay. Xương sống, đặc biệt là phần cổ lúc nào cũng thấy khô cứngGần 1 năm lại đây con bị đau phần xương sống chỗ phổi, ngực. Cộng thêm chỗ gáy, vai lúc nào cũng căng cứng nên con rất khó thở. Thường phải hít thở dài bằng miệng cho lồng ngực căng lên thì hơi mới vào được. Đôi khi con bị đau nhói ra phần xương ngực, đau chính giữa ngực. Con bị khó thở nên đi khám tây y thì Bác Sĩ bảo do trào ngược dạ dày. Nội soi thì bị xung huyết hang vị. Trong thời gian uống thuốc tây 4 tháng chữa bệnh dạ dày này thì con có dễ thở hơn. Nhưng khi ngừng uống thuốc con lại bị khó thở lại và đau dạ dày thường xuyên hơn. (Trước khi uống thuốc con rất ít khi bị đau dạ dày)
Cơ thể con thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, chân tay yếu ớt, bủn rủn. Đầu óc mù mờ, không tập trung được.
Các số đo huyết áp và đường huyết của con:trước khi ăn: trái 96/65/85,Tay phải: 98/63/78Đường: 4.5 mmol/lSau khi ăn tối:Tay trái: 99/68/83,Tay phải: 102/71/82Đường: 4.5 mmol/L (Thấy đường sau khi ăn xong mà vẫn giữ nguyên con lo lắng qúa
nên ăn thêm socola và ít sữa đặc thì đường lên 5.7 mmol/L)

Bệnh nhân 17 :
Cháu bị mắc bệnh LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG thể nặng. Cháu bị mắc bệnh này hơn 10 năm nay. Những năm đầu cháu chỉ bị đau bụng kinh, khoảng 5 năm trở lại đây bệnh nặng lên cháu bị đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều trong kỳ kinh, mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu phải truyền máu bổ sung.
Cháu năm nay 37 tuổi, đã lập gia đình được 5 năm nhưng chưa có con, năm 2014 do bệnh nặng quá nên bác sỹ đã cắt tử cung cho cháu, để lại 2 buồng trứng. Nhưng 2 buồng trứng của cháu cũng bị u lạc nội mạc tử cung mỗi bên kích thước 4-5cm. Bệnh của cháu bị đầu tiên ở buồng trứng trái sau đó lan vào cơ tử cung rồi sang buồng trứng phải.
Sau ca mổ nội soi cắt tử cung bác sỹ bảo là rất dính, khó mổ, lạc nội mạc ăn lan vào trực tràng, ruột,… và những bộ phận xung quanh.
Sau khi mổ không may cho cháu ở chính vết mổ nội soi tại thành bụng (cách rốn xuống phía dưới khoảng 3cm) lại tái phát lên 1 u rất cứng và làm cho cháu bị đau. Hiện giờ cháu rất mệt mỏi vì cái u mọc tại vết mổ gây đau và 2 bên buồng trứng cũng thỉnh thoảng gây đau, làm mỏi hết vùng xương chậu và đau mỏi lan sang sau lưng.
Cháu cũng rất ít khi quan hệ với chồng vì mỗi lần quan hệ xong cháu hay bị mệt mỏi, mất ngủ, và thấy khó chịu phần phụ, có lúc bị ra dịch làm ngứa ngáy khó chịu, nói chung là rất tệ.
Sau khi cháu mổ cắt tử cung xong cháu bị mắc khuẩn viêm dạ dày Hpylori, cháu đã uống thuốc tây và kiểm tra hết khuẩn HP nhưng cũng từ sau khi mổ chức năng tiêu hóa của cháu rất kém, ăn ít, khó tiêu, cảm giác dạ dày không co bóp được, gan hấp thụ kém, thức ăn khó chuyển máu thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể nên cháu rất xanh, gầy và mệt (cháu cao 1m60, nặng 45-46kg), cháu bị bạc tóc nhiều, tóc thì xơ cứng
Buổi sáng dậy cháu hay bị có đờm ở phần mũi, xuống họng, đờm màu trắng, cháu cảm nhận có thể một phần do thức ăn không chuyển hóa hết được biến thành đờm rất khó chịu.
Ngoài ra cháu hay bị mỏi cổ, vai, gáy, đau xương khớp, ăn kém và thường xuyên mất ngủ nên rất mệt, chất lượng cuộc sống kém vô cùng, cháu hay phải nghỉ làm việc (cháu làm kế toán văn phòng).
Cháu đi ngoài có lúc phân đầu cứng, phân sau nát, có mùi chua, có lúc đi ngoài không hẳn bị táo nhưng vẫn bị chảy máu hậu môn, có ngày đi 2-3 lần, cảm giác mỗi lần đi chưa hết nhưng không đi được nữa
Huyết áp của cháu như sau:Trước ăn:Tay phải: 109/74/83, Tay trái: 108/75/85Sau ăn 1 tiếng:Tay phải: 104/69/79,Tay trái: 109/68/77KQ đo đường của cháu như sau:Trước ăn: 4,2mmol/lSau ăn: 5,8mmol/l
Hoàn cảnh của cháu không may như vậy, đã không sinh được con lại bệnh tật mệt mỏi làm cho tinh thần của cháu rất chán nản, mệt mỏi, cuộc sống gia đình ảnh hưởng xấu (có đôi lúc cháu còn sợ với tình trạng này ngày càng xấu đi rồi có lúc cháu bị ung thư).

5-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 60mg/dL= 4.0mmol/l
Bệnh nhân 1 :
Ông em có áp huyết thấp, Cách đây 6 tháng áp huyết 2 tay trước khi ăn khoảng 100/60/58-60. Sau khi ăn thì áp huyết tay trái còn thấp hơn nữa khoảng 95/60/6065.
Những lúc ông cảm thấy mệt em đo đưởng ở tay khoảng 3.4 - 3.8 mmol/l.Tiểu đêm, tiểu giắt, có sót lại nước khi tiểu xong.
Bụng bên gan ấn vào thấy cứng và hơi .Khó ngủ
Đã từng có giai đoạn truyền hơn 40 chai nước biển mà nhiều lúc đứng không nổi, té xỉuDa nóng, nhưng lúc nào cũng cảm thấy tay chân lạnh và phải đi tất suốt ngày.

Bệnh nhân 2 :
Bướu trán, bướu cổ, bướu tử cung, phình tĩnh mạch chân.
-Toàn thân lạnh, nhất là tay và chân. Không có sức lực, đi trong nhà phải vịn tường mà đi.-Thường xuyên nhức nửa đầu như búa bổ, phải ngủ nhiều ban ngày để đỡ đau. Mắt mờ, sổ mũi, khó ngủ.
-Bướu tử cung, nhiều khi sưng lớn làm đau, bị mất máu nhiều nên thiếu chất sắt. Trung bình, áp huyết và đường : 94/51 81 ; 94/54 77 đường 4.mmol/l. Có khi tâm thu chỉ có 80 và tâm trương thường xuyên dưới 50, đường trong khoảng từ 4-5mmol/l. Thời gian này, thỉnh thoảng con chỉ đo vậy thôi, nhưng không có điều kiện, thời gian đọc bài của thầy để lo sức khoẻ cho mình.
Bây giờ, sau hơn nửa năm(trung bình một tháng uống từ 3-4 kg đường vàng sậm), ăn uống+thuốc bổ máu, kéo gối v.v và thời gian gần đây thêm vuốt chân và lưng nên hôm 10/9/2015:
AH sáng chưa ăn: 112/68 62; 122/76 62 đường vẫn còn thấp 5.4mmol/lSau khi ăn: 129/73 74; 121/72 67 con quên đo đường. Nói chung sức khoẻ con khá hơn.

Bệnh nhân 3 :
Số đó áp huyết trước khi ăn sáng :Tay trái : 108/67/59; tay phải : 110/74/ 61; đường: 3.7mmol/lSau khi ăn sáng, khoảng 30 phút :Tay trái : 102//66/79; tay phải : 99/68/80; đường: 5.4mmol/lHơn 1 năm rưỡi nay, con mắc phải bệnh sưng ống phổi, con không biết phải dịch như vậy có đúng không ?. Nếu Thầy hiểu thì con nhờ Thầy giải thích thêm về triệu chứng này để con hiểu thêm và con biết cách để phòng ngừa (Tây Y gọi là bronchiectaries surinfectées=giãn phế quản)
Bệnh này hay tái phát lại, nó sinh ra triệu chứng là ho nhiều và khạc đờm vàng, bọt trắng, người lúc nào cũng thấy lạnh, trước kia khi chưa tập những bài của Thầy và thay đổi cách ăn uống thì khi bệnh nầy tái lại là con bị sốt, khó thở, mặt xanh xao và không ngủ ngon, không có sức để làm việc và buồn bực rất nhiều, bụng lình bình và bị táo bón rồi đi cầu rất khó khăn, phân có khi khô và nát, chỉ sau khi đi phân ra được nhiều thì bụng bớt bị lình bình.

Bệnh nhân 4 :
Thầy ơi giúp con , con là Sương mấy hôm nay đang được thầy chỉ dạy con vô cùng biết ơn thầyChồng con bị khối u trươc tràng, hôm nay con đo huyết áp của chồng con như vậy :trước khi ăn :tay phải 112/77/75tay trái 117/83/76sau khi ăn :tay phải 117/83/90tay trái 118/81/86đường huyết là 52mg/dL

Bệnh nhân 5 :
Thưa thầy,
Cuối tháng trước, sáng con không ăn, trưa bận làm gì đó nên ăn ít qúa. Thế là buổi chiều con thấy mệt tim, đo đường chỉ có 3.8mmol/l. Nếu không có thầy chỉ cho, có lẽ con cũng như nhiều người khác nếu cảm thấy không khoẻ, vào ngủ một giấc, nhiều khi đường xuống thấp hơn, thế là đi luôn là vậy. ̣
Kính thầy,
chau

Bệnh nhân 6 :
Hai cô còn trẻ, trên dưới 30 tuổi.
Hai cô đều bị ung thư vú, đã cắt bỏ và hóa trị, xạ trị.
Một cô bị bệnh từ 2009, sau khi điều trị bằng Tây y, về nhà ăn uống tẩm bổ, không kiêng khem gì, hàng ngày vẫn ăn đường, từ thấp 3.8mmol/l tăng lên 8.5mmol/l,tập thể dục đều đặn( trước đây chưa biết đến KCY Đ), HA đo 2 tay đều nằm trong tiêu chuẩn của KCY Đ, người khỏe mạnh, béo tốt. Đi kiểm tra sức khỏe, bệnh không tái phát.
Cô kia mới mổ cắt vú và hóa trị được 9 tháng, bây giờ khám lại, bác sỹ bảo ung thư đã di căn khắp nơi. Đo HA 2 tay đều thấp, đường thấp 3.6mmol/l Cô thú nhận tại cháu kiêng khem nhiều quá, không dám ăn đường vì họ bảo ăn bổ và đường, ung thư sẽ phát triển!!!.

6-Những biến chứng của bệnh đường-huyết thấp dưới 50mg/dL=3.5mmol/l
Bệnh nhân 1 :
-Nam bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở hai tay và đầu, thực chứng : áp huyết cao, đường thấp, càng uống thuốc trị Parkinson càng bị co giật toàn thân.https://youtu.be/x-iDgR6PLzQTôi đo áp huyết và đường :TT 154/95mmHg 70 TP 146/94mmHg 71, đường 3.2mmol/l

Bệnh nhân 2 :
Cấp cứu hôn mê do đường tụt thấp :
Nhờ ơn đức của thầy, buổi sáng hôm nay con cấp cứu cho một bà cụ ngoài 80 tuổi có bệnh tiểu đường, bị hạ huyết áp, tụt đường huyết xuống còn 2.7 mmol/l đã hôn mê không biết gi , nằm quạt thổi vào người, chân, tay lạnh cứng, vì con cũng đã học qua lớp điều dưỡng nên đầu tiên con tiêm cho bà cụ một ống glucose 1,5g/5ml , sau đó đồng thời con bấm huyệt Nội Quan tay trái, Trung Quản, Nhân Trung, con kết hợp gach mặt bằng cây dò huyệt của thầy Bùi Quốc Châu, độ khoảng 10 phút bệnh nhân đã tỉnh và nhận biết được
Con cảm ơn thầy
thuongchu1986m

Bệnh nhân 3 :
Trường hợp thứ hai cháu cháu Daniel Havna 11 tuổi bị 3 bệnh kể trên là do cháu Jaroslav 9 tuổi giới thiệu đếnDaniel Havna 11 tuổiTay trái 108/68/87Tay phải 107/67/84Chân trái 142/81/92Chân phải 131/75/115Đường huyết 2,6 mmol/lSau 2 giờ chữa theo phương pháp của Thầy cho uống 150 g đường 4 lần huyết áp đo được làTay trái 107/61/84Tay phải 108/66/89Chân trái 114/65/83Chân phải 122/68/87
Người cháu gâỳ yếu, con có nói là cần phải cho cháu ăn thêm nhiều chất ngọt mẹ cháu bảo vì trong gia đình có người bị tiểu đường nên sợ cháu bị tiểu đường .Sau 2 giờ chữa song tất cả các bệnh kể trên đều biến mất cả 2 mẹ con chố mắt nhìn con và bào không tin được có phải trong giấc mơ không và bào cháu đi lại một hồi lâu xem có phải sự thật không và bào chỉ tiếc là hôm qua mẹ cháu đã phải đầu tư mua cho cháu kính dâm đeo để khỏi bị lộ là mất lé .Và mẹ cháu hỏi là có bị lại không con bảo nếu bị lại con trả gấp 2 lần số tiền 50EU .Và hôm qua 29/3/2014 cháu có qua chỗ con nói là mắt còn hơi bị lé con bảo nguyên nhân là cháu còn thiếu nhiều máu bao tử ăn không tiêu con cho uống 100 gam đường và bắt cháu tập lượng đường lên 7,4 mmol/l và 100% mắt hết lé
Qua đây một lần nữa con xin cảm ơn Thầy mà không có thước nào đo được và khẳng định chất ngọt quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người trên hành tinh này mà không biết bao nhiêu người bị lâm bệnh và chết oan uổng do thiếu đườngCảm ơn Thầy và chúc Thầy không bao giờ xa chúng sinh
Con Nguyễn Văn Tý tại Slovakia
viewtopic.php?f=14&t=2967

Kết luận :
Sau khi chúng ta theo dõi những dấu hiệu bệnh, đều thấy rằng cơ thể càng thiếu nhiều đường càng gây ra nhiều biến chứng của bệnh mà tây y đều chữa lung tung vào ngọn bệnh, lợn lành thành lợn què, mà nguyên nhân chính của gốc bệnh là thiếu đường chuyển hóa, mà các bác sĩ và bệnh nhân đều tuân theo tiêu chuẩn gọi là bình thường hiện nay, đường-huyết trên 6.0mmol/ là bị kết tội bị tiểu đường cao, mà thật ra khi bổ sung tăng lượng đường lên cao hơn thì các dấu hiệu bệnh giảm dần không cần chữa. Nhưng nếu muốn khỏi bệnh hoàn toàn hay phòng ngừa sức khỏe không bệnh tật thì cần phải áp dụng lại tiêu chuẩn đường-huyết của năm 1979 thì mọi người đang kiêng đường và những người đang dùng thuốc trị tiểu đường tự nhiên được thoát khỏi bị bệnh tiểu đường thì con người ít bị bệnh tật hơn.

V.  KINH NGHIỆM CỦA NGÀNH Y HỌC BỔ SUNG VỀ ĐƯỜNG-HUYẾT.
A-ƯU ĐIỂM KHÁM TÌM BỆNH BẰNG MÁY ĐO ÁP HUYẾT VÀ ĐƯỜNG.
Tuy đông y khám tìm bệnh căn cứ vào âm-dương, khi âm-dương quân bình hòa hợp thì cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật, khi âm-dương mất quân bình hòa hợp thì bệnh phát sinh, chúng ta cũng thấy ngay nguyên nhân sinh ra bệnh do đâu rất là dễ dàng, chỉ cần biết âm-dương là gì theo lý thuyết đông y đơn giản như sau :

1-Định nghĩa :

a-Tính chất của âm-dương :
Âm là chất nhìn thấy được là máu, là nước, là dịch chất, là các tế bào xương cốt da thịt, các cơ quan hoạt động trong cơ thể đặc hay lỏng..., như vậy theo 3 chất của tây y chất đạm, bột, đường, cũng là chất âm nuôi tế bào phát triển phần âm trong qúa trình thời gian từ sinh, trưởng, già bệnh đến chết.
Tế bào chất của tế bào nhờ khí lực của dương giúp sinh hóa, chuyển hóa tạo ra đủ các chất mà cơ thể cần, từ chất đặc tạo ra xương răng, móng, thịt, da, lông tóc, máu, hồng cầu, bạch cầu, các dịch chất, các loại hormone, các loại thuốc tự chữa bệnh trong cơ thể....
Dương là khí lực, năng lượng vô hình, hoạt động sinh hóa, giúp co bóp chuyển hóa tế bào giúp duy trì phần âm được phát triển quân bình, không để bị thừa hay thiếu mà sinh bệnh.
Trong cơ thể chúng ta có hàng tỷ tỷ tế bào các loại, và tế bào là một đơn vị nhỏ nhất mang hình thức âm-dương thu nhỏ đều chứa 3 thành phần đạm, bột, đường tổng hợp nằm trong máu, tùy tỷ lệ khác nhau có trong tế bào đề cung cấp cho ta sự sống...

b-Sự vận chuyển âm-dương cơ thể như thế nào ?
Hiểu đơn giản thì ÂM gọi chung là HUYẾT gồm mỡ, máu, nước, đường... có thể đo được bằng máy đo áp huyết số tâm trương (diastolic)
DƯƠNG gọi chung lả KHÍ hay áp lực khí cũng có thề đo được bằng máy đo áp huyết số tâm thu (systolic)

c-Thế nào là quân bình âm-dương ?
Đông y bắt mạch biết ngay âm-dương quân bình thì không bệnh, mất quân bình dư thừa âm hay thiếu âm, hoặc dư thừa dương hay thiếu dương, tỳ lệ chênh lệch nhiều thì bệnh nặng, chênh lệch ít thì bệnh nhẹ, phải theo một quy ước hay định đề chung theo từng hạng tuổi, gọi là tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi :
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60-120 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 -12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 60-70 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13-17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60tuổi trở lên)

Thí dụ chúng ta lấy tuổi trung niên để phân tích âm-dương :

Dương khí tạo ra lực đẩy và khí nóng :
Số tâm thu (systolic) 120-130mmHg là dương thuộc khí lực, áp lực khí bơm máu tuần hoàn, khi đói áp lực khí tối thiểu ở mức 120, khi no tối đa là 130, người nào trong hạn tuổi này có áp lực khí thấp hơn 120 gọi là thiếu khí lực hay thiếu dương, hay còn gọi là áp huyết thấp, còn cao hơn 130 là dư dương hay còn gọi là áp huyết cao.

Âm huyết tạo ra khí mát :
Số tâm trương (diastolic) 70-80mmHg chỉ huyết gồm lượng máu, nước, mỡ, đường..., tối thiểu ở mức 70, tối đa là 80, nếu thấp dưới 70 là cơ thể thiếu máu nuôi tế bào, nếu cao hơn 80 là cơ thể dư thừa máu, mỡ...
Nếu khí lực và lượng huyết đúng đủ theo tiêu chuẩn thì máu được khí co bóp tim bơm máu tuần hoàn khắp cơ thể ra tới tận ngoài da đem máu và đường nuôi các tế bào đầy đủ, tốc độ bơm máu đều, hòa hoãn, làm da thịt trong ngoài cơ thể ấm áp, không nóng không lạnh, người ta đo được nhịp mạch đập của tim tối thiểu 70 tối đa 75, nếu máu chạy nhanh hơn thì người bị nóng, nếu máu chạy chậm hơn thì người lạnh, cho nên nhịp tim đông y bắt mạch để biết tình trạng hàn-nhiệt nóng lạnh của cơ thể.

Đường-huyết :
Máy đo thử tiều đường là tìm tỷ lệ đường trong máu, hay còn gọi là nồng độ nhiệt độ của máu. Nếu nhiệt độ máu trung bình 36.5-37.5 độ C thì tỷ lệ đường trong máu quân bình, khi ít là lúc đói từ 6.0-8.0mmol/l, khi nhiều lúc no sau khi ăn từ 8.0-11.0mmol/l, thì nhiệt độ 5 đầu ngón tay ấm, không nóng không lạnh.
Nếu sờ 5 đầu ngón tay lạnh thì tỷ lệ đường-huyết thấp dưới 6.0mmol/l, ngược lại 5 đầu ngón tay nóng nhiều là đường huyết cao trên 8.0mmol/l

Nhịp tim : Như vậy nhịp tim lệ thuộc vào 4 yếu tố cho biết tính chất hàn nhiệt, tốc độ tuần hoàn của khí bơm máu và nồng độ đường trong máu, nên đông y có nhiều kinh nghiệm chẩn bệnh theo đặc tính âm-dương qua máy đo áp huyết và đo đường thay cho bắt mạch kiểu cổ điển của đông y để biết khí thiếu hay dư, huyết thiếu hay dư, đường thiếu hay dư và hậu quả gây ra dấu hiệu bệnh như thế nào :
-Dương hư, thiếu khí lực tâm thubên ngoài da lạnh, nhiệt độ đo ngoài da thấp (dương hư ngoại hàn), hay tự đổ mồi hôi và mệt ( dương hư tự hãn).
-Âm hư, trong người thiếu lượng máu, thì trong người nóng (âm hư sinh nội nhiệt)
-Dương thịnh, thừa khí lực tâm thu, bên ngoài da nóng, nhiệt độ ngoài da cao.
-Âm thịnh, thừa lượng máu, nước, bên trong người lạnh.
-Dương khí dư thì ngoài nóng mà không ra mồ hôi.
Âm huyết dư thì ngoài lạnh nhiều mồ hôi là nước trong máu xuất ra bằng mồ hôi.
-Âm thắng làm dương bị bệnh, có nghĩa âm nhiều hơn làm mất quân bình dương thì dương bị bệnh. Như vậy bệnh ở phần dương thì người phát nóng mà ớn lạnh.
-Dương thắng thỉ âm bị bệnh, có nghĩa dương nhiều hơn làm mất quân bình âm thì âm bị bệnh. Như vậy thì người không nóng nhưng sợ lạnh.

d-Tính chất bệnh của âm dương :
Có những dấu hiệu bệnh sau đây và cách chữa là đối chứng nghịch lại để lập lại quân bình âm-dương, như :
Thí dụ 1 :
-Người nóng sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ khô, mạnh hồng đại, đông y gọi là dương thịnh âm suy, cách chữa là đối nghịch lại gọi là ức dương tư âm có nghĩa là ức chế không cho dương tăng lên mà cho xuống và bổ âm cho âm tăng lên bằng dương thì khỏi bệnh.

Thí dụ 2 :
Đau bụng tiêu chảy, lưỡi trắng ướt, mạch trì trầm, là âm thịnh dương suy, cách chữa phải ôn dương làm ấm nóng dương, giữ âm không cho tăng.

Thí dụ 3 :
Lưỡi đỏ, ít nước, không rêu, má đỏ môi hồng, ngũ tâm phiền nhiệt (tim nóng bực bội khó chịu), ho, ra mồ hôi trộm, mạch trầm vô lực, gọi là bệnh âm hư triều nhiệt (thiếu máu cho tim tuần hoàn làm tim co thắt, cách chữa là bổ âm là bổ máu.

Thí dụ 4 :
Suyễn mãn tính, phiền táo, cuồng loạn, nói xàm, táo bón, rêu lưỡi vàng có gai, mạch trầm có lực, gọi là bệnh dương thịnh triều nhiệt, cách chữa ức dương tồn âm, là kìm hãm dương, bổ âm.
Như vậy, bệnh của con người không ra ngoài 3 yếu tố quan trọng là khí, huyết, đường
đủ hay thiếu, nóng hay lạnh khi 1 trong 3 yếu tố làm mất quân bình âm dương.
Riêng về dường-huyết trong bệnh tiểu đường chúng ta sẽ phân tích những dấu hiệu bệnh và biến chứng bệnh do đường trong máu thấp do uống thuốc chữa bệnh tiểu đường làm hạ đường và những người tự gây ra bệnh do kiêng sợ không dùng đường làm mất quân bình khí huyết đường để tiếp tế cho tế bào chất nuôi nhân tế bào phát triển.

2-Phân tích hậu quả thiếu đường-huyết nhiều hay ít gây ra những bệnh gì và biết cách tự chữa khỏi bệnh.
Tỷ lệ đường = insulin là dương = âm, không bị bệnh tiểu đường, mức đường huyết khi đói 6-8mmol/l (100-140mg/dL)
đường < insulin là bệnh tiểu đường thấp, thấp ít khi đói dưới 6.0mmol/l
thấp nhiều khi đói dưới 5mmol/l thì có nhiều dấu hiệu bệnh hơn
thấp quá nhiều khi đói dưới 4mmol/l thì có dấu hiệu bệnh nặng.

Nguyên nhân chính do thiếu đường làm rối loạn Khí và Huyết, làm áp huyết khi cao khi thấp, làm tắc nghẽn mao mạch dẫn khí huyết nuôi tế bào. Nên chúng ta phải nghiên cứu kỹ thống kê nguyên nhân bệnh dưới đây sẽ thấy : Trăm bệnh do đường cao, nhưng hàng ngàn bệnh do đường thấp là nguyên nhân chính, muốn khỏi bệnh thì bổ sung bằng đường mía, đường cát vàng mà không sợ bị bệnh tiểu đường, và tập khí công làm tăng insulin, đường đủ sẽ chuyển hóa khí huyết tăng sức khỏe chống bệnh tật nhanh nhất.

Dưới đây là phần tóm tắt những trường hợp bệnh đã kể trên được thống kê các dấu hiệu bệnh do thiếu đường từ thiếu ít, đến thiếu nhiều gây ra hậu qủa những bệnh gì, đường-huyết càng thiếu nhiều thì bệnh càng phức tạp có nhiều bệnh càng nặng hơn, nguy hiểm hơn, để chúng ta có kinh nghiệm tự khám định bệnh cho mình biết nguyên nhân gốc bệnh thì không cần phải chữa vào ngọn bệnh là chữa từng bệnh mất thời gian tốn tiền bạc mà gốc bệnh chưa được chữa trở thành nặng hơn, đang lợn lành thành lợn què. Khi có những dấu hiếu bệnh này thì dùng máy đo đường kiểm chứng ngay, lúc đó chúng ta mới biết tiêu chuẩn đường của năm 1979 là đúng, (khi bụng đói từ 6-8mmol/l, khi bụng no phải cao hơn ) áp dụng đúng theo tiêu chuẩn này thì 80% bệnh tự nhiên biến mất không cần chữa.

Còn theo tiêu chuẩn đường hạ thấp như hiện tại mà ngành y đang áp dụng là sai, (cao hơn 6mmol/l là bị bệnh tiểu đường), theo tiêu chuẩn này nó gây ra biến chứng nhiều bệnh nan y chỉ do nguyên nhân thiếu đường cơ thể không có đường chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào hoạt động.

Theo như tài liệu của Bác Sĩ Nguyễn Thượng Chánh tìm ra bằng chứng trong các video dẫn chứng, thì quả thật đúng với câu nói là : tây y bán bệnh để mình phải mua đủ loại thuốc để chữa bệnh do biến chứng thiếu đường gây ra.

a-Chỉ thiếu đường-huyết, áp huyết đúng tiêu chuẩn :
Chỉ cần uống 3 thìa đường cát vàng (đường mía) sau khi ăn cho lên 140mg/dL rồi tập bài Kéo Ép Gối 300 lần để chuyển hóa thức ăn.
Đường-huyết thấp dưới 100mg/dL = 6.0mmol/l đã gây ra những bệnh :
Khối u trực tràng, bướu buồng trứng, mập mở bụng, đầu ngón tay lạnh. Thoái hóa các khớp làm cứng khớp cổ gáy, lưng, háng,
Mệt suốt ngày đêm, chân tay uể oải, mất ngủ kinh niên, đau đầu gối chờ ngày giải phẫu, tức ngực, đau hông trái.
Vẹo cột sống, lòi điã cột sống.
Liệt đường ruột
Bệnh trĩ, mắt mờ
Mỡ trong máu, gout, thần kinh tọa, bướu cổ, giảm trí nhớ
Parkinson hư chứng (giả) hai bàn tay run giật
Đau lưng, cổ gáy vai
Đau tay, chân rất khó đi lại
Bao tử lạnh, ăn không tiêu, người lạnh, không có sức, luôn mệt.
Đường-huyết thấp dưới 90mg/dL=5.5mmol/l gây ra những bệnh :
Trầm cảm.
Khó thở, khô khớp xương cổ tay, háng, đầu gối, ra mồ hôi tay, nghẹn cổ họng, di tinh
nhịp tim thấp
Đường-huyết thấp dưới 80mg/dL=5.0mmol/l gây ra những bệnh :
Mắt lé lưng gù đi lệch, thiếu máu và thiếu đường lên nuôi mắt
Mất ngủ đau nhức toàn thân
Thần kinh gân cơ co rút chân tay
Viêm tai mũi họng, đau đầu cổ gáy vai lưng, lạnh bụng tiêu chảy, tay chân lạnh, đầu nóng
Đục thủy tinh thể
Viêm tai giữa đau đầu, cột sống, khó thở
Đường-huyết thấp dưới 70mg/dL=4.5mmol/l gây ra những bệnh :
Tê 2 bả vai
Suy tim, phổi, khó thở đờm nghẹn ăn không tiêu, mệt không có sức, suy nhược trầm trọng
Lạnh sống lưng, gáy, ngón chân bàn chân trái bị tê,
Đau nhức cổ gáy vai, nhịp tim thấp
Đau nhức toàn thân, đau cột sống
Buồng trứng bị u nội mạc dính ăn lan vào ruột và bộ phận xung quanh, mệt mỏi ăn không tiêu, mỏi cổ gáy vai, xương khới, mất ngủ
Đường-huyết thấp dưới 60mg/dL=4.0mmol/l gây ra những bệnh :
Bướu trán, bướu cổ, bướu tử cung, phình tĩnh mạch chân, lạnh chân tay,
Bỏ bữa ăn làm mệt tim.

b-Thiếu đường-huyết, kèm thêm bệnh khí và huyết cao hay thấp :
Cách chữa :
Thiếu đường thì uống nước đường cát vàng cho lên đủ tiêu chuẩn 8mmol/l, thiếu máu thì bổ máu, thiếu khí thì tập khí công cho tăng khí, dư khí dư máu và thừa nước, thừa cholesterol trong máu thì tập bài khí công làm hạ khí, tiêu cholesterol.
Đường-huyết thấp dưới 100mg/dL = 6.0mmol/l đã gây ra những bệnh :
Bướu cổ, bướu mỡ trong ổ bụng, áp huyết cao hơn tiêu chuẩn cả khí và máu.
Viêm gan siêu vi B đã lâu và bị gan thô, xơ gan, huyết áp thấp cả khí và máu
Bị lỡ niêm mạc miệng thiếu khí, thiếu máu.
Viêm sớt niêm mạc dạ dày ăn không tiêu 5-6 năm, thiếu khí và máu.
Đau nhức và mất ngủ kinh niên, người cứ bần thần, đau khớp gối mệt ngộp thở, chân yếu đi lại không được do khí lực cao hơn tiêu chuẩn.
Thiếu máu não do thiếu máu lên não, thiếu khí.
Bướu cổ, bướu ổ bụng, bao tử lạnh, ăn không tiêu, không muốn ăn, người rất mệt, trào ngược thực quản, tay chân hay bị tê. Thiếu khí thiếu máu.
Bệnh cholesterol, cao áp, gout, thần kinh tọa, bướu cổ, giảm trí nhớ. Áp huyết cao dư khí dư máu.
Đường-huyết thấp dưới 90mg/dL=5.5mmol/l gây ra những bệnh :
Nhức nửa đầu, dị ứng, áp huyết thấp thiếu khí thiếu máu.
Chóng mặt mệt tim, dư khí.
Bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, dư khí.
Thoái hóa xương cổ đốt 3,4,5, thoát vị đĩa đệm thắt lưng đốt 5,6 áp huyết thấp thiếu khí thiếu máu.
Suy thận độ 2, đau nhức vai kinh niên, khí thiếu.
Yếu gan thận, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, thiếu khí nhịp tim thấp.
Đau nhức cổ gáy vai .
Đường-huyết thấp dưới 80mg/dL=5.0mmol/l gây ra những bệnh :
Lọc thận 3 ngày/tuần cao áp huyết giả dư khí dư máu.
Viêm đa khớp 2 năm, khớp gối có dịch, tay phải dơ lên khó, tim đập nhanh về chiều, cảm thấy mệt, ngủ chập chờn, áp huyết thấp thiếu khí thiếu máu
Người bị lạnh, đau cổ gáy vai tay, thiếu khí.
Ăn vô độ, trầm cảm 13 năm, mệt mỏi buồn rầu, thiếu khí thiếu máu.
Ăn không tiêu khó thở, ho thở như suyễn, chóng mặt mệt tim, áp huyết cao thiếu đường chuyển hóa
Rối loạn nhịp tim, áp huyết cao dư khí dư huyết và cholesterol..
Parkinson giả, u sọ não chân tay vô lực, do thiếu khí, thiếu máu, nhịp tim thấp.
U nang thận, đau lưng, trước bụng có khối u to cứng, khí huyết thấp
Ung thư tuyến tiền liệt vừa mổ, bụng to, chân sưng nóng trong xương ống chân, lạnh ngoài da, thiếu khí.
U xơ tử cung viêm gan, thiếu khí, thiếu máu.
Rối loạn đường ruột, đầy hơi, mồi hôi mùi nước tiểu, tỉnh giấc ban đêm rất bị mệt, đau hậu môn, mổ võng mạc, thiếu khí, thiếu máu
Mệt thở không ra hơi, thừa khí
Hơi thở chậm chỉ hít vào như suyễn nên rất mệt, thừa khí, thiếu máu.
Da xanh nhợt, miệng đắng, biếng ăn, chân tay lạnh, tim đập mạnh nhanh, thiếu khí
Ung thư vú di căn sang phổi, gan, bao tử, ruột già tử cung, thiếu máu.
Thoái hóa đốt ngón tay co rút không co duỗi được, thiếu khí thiếu máu.
Hở van tim, mắt bị lóe, đau nửa đầu phải, ù tai, mẩn ngứa, hôi miệng, đau từ vai đến cùi chỏ, thiếu khí do dùng thuốc giảm áp huyết, đi cầu thang hay làm việc thì mệt.
Đường-huyết thấp dưới 70mg/dL=4.5mmol/l gây ra những bệnh :
Nang thận, viêm amidan hốc mủ, thiếu khí thiếu máu
Đau nhức toàn thân 20 năm, sưng thấp khớp, mệt mỏi mất ngủ, đau 1/2 đầu trái, nửa người nặng nề như tê liệt, ung thư vú, bướu não, đi khó khăn, áp huyết thấp thiếu khí thiếu máu
Bướu phổi ho, bướu ổ bụng, chóng mặt buồn nôn, mệt mỏi ăn không tiêu xuống cân, thiếu khí thiếu máu
U gan ác tính biến chứng suy thận chân phù, thiếu máu
U xơ tử cung, nhức mỏi chân tay, tắc ống dẫn trứng, thiếu khí
Sợ lạnh, tiểu đêm, thoái hóa đốt sống cổ thiếu khí thiếu máu
Hay mệt, áp huyết thấp thiếu khí thiếu máu
Bướu vú thiếu khí thiếu máu
Mặt nám đen, ngứa khắp người, men gan cao, viêm cầu thận cấp, thiếu khí, nhịp tim thấp
Thoái hóa cột sống lòi đĩa đệm cổ gáy lưng, xương khô cứng đau lưng trên làm khó thở, đau nhói giữa ngực lói ra sau lưng, xung huyết hang vị, dùng thuốc chữa bệnh đau bao tử, mệt mỏi, chân tay yếu , bủn rủn, không tập trung. Thiếu khí huyết đường
Đường-huyết thấp dưới 60mg/dL=4.0mmol/l gây ra những bệnh :
Tiểu đêm, tiểu són, cứng gan, khó ngủ, chân tay lạnh, yếu sức đứng không nổi hay té xỉu. Thiếu khí thiếu máu.
Không có sức đi trong nhà phải vịn tường, nhức nửa đầu như búa bổ, mắt mờ, sổ mũi, khó ngủ, bướu sưng lớn làm đau, bị mất máu nên thiếu chất sắt..thiếu khí huyết đường trầm trọng.
Sưng giãn phế quản, người lúc nào cũng lạnh, khó thở, ho nhiều không khỏi, mặt xanh xao, khó ngủ, ăn không tiêu bụng lình bình, đi cầu khó. Thiếu khí huyết dường
Khối u trực tràng, thiếu khí thiếu đườngUng thư vú đã hóa xạ trị do kiêng khem, thiếu khí huyết đường.
Đường-huyết thấp dưới 50mg/dL=3.5mmol/l gây ra những bệnh :
Parkinson giả do hư chứng, co giật toàn thân, áp huyết cao thực chứng, thiếu đường
Dùng thuốc hạ áp huyết và hạ đường thấp bị hôn mê, thiếu khí, thiếu đường
Mắt lé do thiếu máu thiếu đường lên mắt.

B-KINH NGHIỆM VỀ ĐO ÁP HUYẾT VÀ ĐO ĐƯỜNG HUYẾT CỦA KCYD

1-Đo đường 1 lần ở tay không đúng sự thật.
a-Kiêng không dùng đường, tại sao khi đo đường-huyết vẫn cao ?
Nhiều người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường, lúc nào đo đường cũng thấy nằm trong tiêu chuẩn tốt từ 5.0-6.0mmol/l (80-100mg/dL) mà người lúc nào cũng mệt, không có sức, thiếu ăng lượng calorie.
Một thắc mắc lớn nhất ai cũng lấy làm lạ mà tây y không giải thích được là tại sao không ăn đường, kiêng đường, và đã uống thuốc hạ đường, thì đường ở đâu trong người ra mà khi đo đường vẫn tốt?
Thật ra, cơ co bóp tim, bao tử vẫn cần lượng đường căn bản để giúp máu tuần hoàn, vừa giúp cơ bao tử co bóp chuyển hóa thức ăn, nên cơ thể tự động rút đường hết đường glycogen dự trữ trong gan hết rồi lấy trong mỡ, khi hết mỡ, chúng lấy đường trong cơ bắp thịt làm teo cơ bắp, rồi lấy đường từ vỏ xương làm xương bị xốp, ( khi va chạm dễ bị gẫy xương ), lấy đường trong tủy nơi cột sống làm thoái hóa đốt sống cổ, lưng....do đó khi đo đường vẫn trong tiêu chuẩn, nhưng đường dự trữ trong gan là glycogen sẽ hết dần, cơ thể hao hụt dần mất calorie, mất năng lượng nên sức khỏe yếu dần, đau nhức thần kinh gân cơ gây co rút gân cổ, gân tay chân, gân họng lưỡi không nói không nuốt được, đau nhức toàn thân....
Tại sao thử đường ở 1 ngón tay không đúng sự thật ?
Chưa bao giờ tây y thử đường ở cả 5 ngón tay để biết sự thật là đường trong máu đủ hay thiếu. Chúng ta có thể trả lời tại sao có sự khác biệt trong trường hợp này không?
Thưa Thầy Ngọc,
Con có sự thắc mắc đã xảy ra nhưng con không hiểu:
Giữa các ngón tay cùng bàn tay hoặc khác bàn tay có sự sai biệt về đường huyết quá lớn. Tất cả đo cùng một lần với máy Contour cuả Nhật nhưng kết quả khác nhau rất lớn.
Con đã đo cho con và mấy người khác đều bị như thế. Đây là một ví dụ:
- ngón giữa: 106
- ngón áp út: 199
- ngón trỏ: 122
Và sự khác biệt này là gì?
Con rất mong được sự chỉ dạy của
Kính Thầy,
tuanphuoc@yahoo.com
-------------
Trả lời :
Bài này đã giảng nhiều lần về nguyên nhân rồi :
Trong 1 tô nước, đổ 1 thìa đường vào tô nước, rồi thử đường trong tô nước ở các chỗ khác nhau sẽ có kết quả khác nhau. Tại sao ? Vì tô nước không khuấy đều để đường hòa tan đều trong nước

Đường đối với cơ thể cũng vậy. Đường trong máu các chỗ khác nhau, vì không tập khí công để dùng khí đẩy máu tuần hoàn giúp hòa tan đường đều trong máu, đó là do lười tập những bài căn bản :
1-Tập bài Nằm Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng giúp thông khí toàn thân chuyển hóa thức ăn và đường trong bao tử vào máu
2-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp giúp đường hòa tan chia đều ra 5 ngón tay.
Nếu thử đường trên 2 đầu lông mày để khám xem mắt có bị mờ hay sắp mù do thiếu đường lên mắt không, thì KCYD gọi đường đo ở tay là nguồn đường cung cấp từ thức ăn có đủ tiêu chuẩn của WHO năm 1979 không, có nghĩa là khi bụng đói, nguồn đường đo ở ngón tay sau khi ăn từ 140-200mg/dL, nhưng nếu đường được gan chuyển hóa, thì chức năng gan phải điều chỉnh đường vào nuôi các dây thần kinh thị giác vẫn luôn giữ ở mức đói từ 100-140mg/dL thì thị giác tốt, mắt vẫn luôn sáng.
Khi mắt mờ thì đường trên mắt tăng do tăng nhãn áp, trên 140mg/dL, còn mắt sắp bị mù dần do kiêng đường, nguồn đường từ thức ăn thấp hơn tiêu chuẩn khi đói dưới 100mg/dL thì không đủ đường nuôi thần kinh thị giác, nên đo đường trên mắt dưới 70mg/dL là mắt đang mù dần.
Thân
doducngoc

b-Tại sao tiêm insulin mà đo đường-huyết vẫn cao ?
Đo đường trong máu chính là đo tỷ lệ đường trong máu để tìm tỷ lệ đường và insulin, có nghĩa là trong 100cc máu thí dụ đo được 90mg đường, thì máy đo cho ra kết quả là 90mg/dL, nhưng nếu số lượng đường trong máu vẫn là 90mg nhưng cơ thể thiếu huyết là máu và nước, chỉ có 50cc, thì khi thử đường, máy sẽ cho kết quả thành 180mg/dL, vì trong máu có thành phần nước bị pha loãng, ngoài ra chức năng gan vẫn tiết đường dự trữ trong gan là glycogen, mà chức năng sản xuất insulin của tụy tạng hư yếu không sản xuất insulin để cân bằng đường thì tỷ lệ insulin < đường. Theo lý thuyết đông y chức năng gan giúp sự tiêu hóa, giúp cho năng lượng chuyển hóa thức ăn thành máu thì bắt buộc nó phải tiết ra đường dự trữ glycogen trong gan để nó thu được máu về từ dưỡng trấp của thức ăn để thu hồi lại đường dư chuyển thành đường dự trữ glycogen trả về cho gan, còn chức năng tụy tạng cần khí co bóp để dẫn khí, máu và nước đi toàn thân nuôi tế bào, nó phải cần đủ hai nguyên liệu này là khí và máu mới sản xuất được insulin thêm để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ dưỡng, nó cho ra insulin để hấp thụ lại chất bổ từ thức ăn để chuyển hóa thành nguyên liệu tái chế sản xuất ra insulin để làm cân bằng lượng đường. Như vậy dù ăn ít đường mà thử đường vẫn cao do chức năng tụy tạng hư hỏng không sản xuất được insulin nguyên nhân do áp huyết thấp là thiếu khí lực và thiếu huyết lực là lượng máu.

Như vậy cùng một lượng thức ăn giống nhau bằng nhau, nhưng người uống nhiều nước và vận động cho xuất mồ hôi và uống nước bù lại, thì đo đường-huyết sẽ bị tụt thấp hai lần, vì cơ thể xuất mồ hôi là đã mất đường lần thứ nhất, uống thêm nước làm loãng đường lần thứ hai, nên thử lại thấy đường huyết thấp. Do đó những người tập thể dục thể thao, tập thể lực như các vận động viên, hay tập võ thuật họ uống nhiều đường, và uống nhiều nước sau khi tập mà thừa đường vẫn không bị bệnh tiểu đường, vì sau khi tập lúc nghỉ ngơi chức năng tạng phủ đầy đủ khí huyết sẽ tự động điều chỉnh lại.

Nếu biết cơ cấu vận chuyển trong con người mà đông y gọi là sự khí hóa của tạng phủ, thì giống như xe chạy, nhưng khi nghỉ không nhấn ga, xe vẫn còn trớn để chạy nhờ gia tốc nó vẫn làm tiêu hao năng lượng là xăng, thì dù sau khi tập đường-huyết đo còn cao nhưng sau khi nghỉ ngơi đường vẫn đang xuống dần, nên khi tập khí công xong vẫn phải giữ mức đường an toàn ở mức 7-8mmol/l = 120-140mg/dl, khi ra khỏi phòng tập về nhà đường vẫn tụt thấp dần xuống còn 100mg/dL mới hết gia tốc, cơ thể ngưng nghỉ hoàn toàn. Một số người khi tập thể thao xong không biết điều này, khi ra về, đường-huyết tụt thấp tưởng trúng gió mặt mày xây xẩm chóng mặt là đường đang tụt thấp dần, vì không chịu uống thêm đường cho đường-huyết tăng cao trở về ngưỡng đường an toàn 120-140mg/dL, nên họ hiểu lầm môn tập thể dục thể thao làm họ bị mệt mà từ chối không dám tập nữa.

Còn người gầy ốm thiếu huyết là máu và nước, thì dù ăn ít đường-huyết cũng cao, và cơ thể thiếu máu thiếu đường thì vẫn có những biến chứng gây bệnh như người có đường huyết thấp. Tại sao ? Vì đưởng nằm trong máu, nhưng không đủ máu, đủ khí, đối với người áp huyết thấp, nên đường không được khí và máu dẫn dến nuôi tế bào, tế bào vẫn đói máu, đói đường, mà đường vẫn nằm trong máu phải bị thận tống ra theo đường tiểu thành bệnh đái tháo đường mãn tính.

Biết được nguyên nhân này thì phải chữa gốc, dùng thêm thuốc bổ máu, ăn uống thêm những chất bổ máu, kiêng cữ những chất chua phá máu, uống thêm nước pha đường cát và pha ít gừng, tập thể dục khí công, cho áp huyết lên đúng tiêu chuẩn tuổi thì đường trong máu mới làm giãn nở mao mạch, các mạch máu nhỏ li ti để máu đỏ mang nhiều oxy mang hồng cầu đi qua được dẫn đến nuôi tế bào phục hồi năng lượng cho tế bào hoạt động thay cũ đổi mới, và đem được máu đen về tim để thu nạp thêm oxy thành máu đỏ tái tuần hoàn, mà không bị biến thành máu cục hư xấu đen bầm ứ nghẽn gây đau nhức trên hệ thống ống tuần hoàn thì các dấu hiệu bệnh do thiếu máu, thiếu khí, thiếu đường sẽ tự khỏi, và không bị bệnh tiểu đường.
Những yếu tố này rất quan trọng theo đông y chính là Khí lực tâm thu systolic, Huyết lực tâm trương diastolic và đường hiện ra bằng 3 con số của máy đo áp huyết, và nhờ máy đo áp huyết, đông y khí công qua thực nghiệm lâm sàng đã tìm ra tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi và tiêu chuẩn đường của y tế thế giới năm 1979 phù hợp với điều kiện quân bình âm dương về khí huyết theo hạn tuổi, quân bình về đường = insulin cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi.

Thí dụ đường và insulin lúc nào cũng quân bình, ăn càng nhiều đường thì cơ thể phải sản xuất ra nhiều insulin, càng sản xuất ra nhiều insulin thì tụy tạng cần nhiều lượng máu, mà nhiều lượng máu thì gọi là cao máu khiến áp huyết cao, mặc dù thử đường không có bệnh tiểu đường.
Cũng vậy, cơ thể ít máu thì sản xuất ít insulin thì ăn đường ít mới không bị bệnh tiểu đường như vậy cơ thể ít máu thì áp huyết thấp, áp huyết tâm trương thấp thì áp huyết tâm thu không thể nào cao được, vì nếu khí lực cao mà ít máu sẽ đẩy máu tuần hoàn rất nhanh tạo ra nhịp tim nhanh mau mệt, trong người rất nóng như đang bị sốt làm lưỡi khô, da khô, là bệnh suy nhược thiếu lượng máu so với trong lượng cơ thể khác với bệnh thiếu máu animie của tây y. Do đó bệnh ung thư phát sinh do cơ thể thiếu lượng máu, lượng đường.

Thí dụ trọng lượng các tế bào là 40kg + lượng nước + lượng khí, trong cơ thể của một người cân nặng 60kg, thì cơ thể phải cần 4-5 lít máu mới đủ nuôi 40kg tế bào hoạt động hàng ngày, nhưng cơ thể thiếu dinh dưỡng, không ăn những thức ăn bổ máu, người gầy ốm dần còn cân nặng 40kg, rồi 30kg thì trọng lượng tế bào cũng giảm dần, tế bào chất teo nhỏ dần thì chức năng hoạt động yếu dần chết từ từ kết thành co cụm từng cục bộ y học họi là khối u, nếu nói nôm na như dân gian khi mình bị đói mà chết có ai nằm thoải mái chết không hay nằm thân người co rúm lại, thì tế bào đói mà chết co cụm thành khối u, người chết để lâu sẽ thối, tế bào chết trong nội tạng thành khối u cũng thối trương sình y học gọi là khối u ác tính cũng vì thiếu lượng máu, thiếu đường và thiếu khí chuyển hóa do các bệnh nhân nằm một chỗ không hoạt động. Như vậy, thiếu khí, thiếu máu, thiếu đường là hậu qủa tất yếu và cũng là nguyên nhân gốc để mọi người biết cách tự điều chỉnh 3 nguyên nhân này trở lại đúng tiêu chuẩn áp huyết là Khí và Máu, và đường thỉ khỏi bệnh ung thư.

Lý thuyết nói như vậy cho dễ hiểu, nhưng thực hành thì không ai chịu áp dụng, vì không ai chịu ăn thức ăn cho bổ lượng máu, không ai chịu uống thêm đường cho cơ thể có năng lượng giúp tế bào hoạt động, không ai chịu vận động cho tăng khí oxy thúc đẩy máu tuần hoàn, cứ theo tây y nói rằng bổ máu bổ đường thì ung thư phát triển sẽ chết, nếu áp dụng cách nói này của tây y trong 1 gia đình 10 người ví như 10 tế bào thành viên trong gia đình chỉ có 1 thành viên do đói thiếu ăn thiếu khí, thiếu máu, thiếu đường đang nằm co cụm vì đói lâu ngày sắp chết ví như ung tế bào ung thư, 9 thành viên khác thì đang oằn oại vì đói, nếu chúng ta không tiếp tế cho gia đình này thức ăn dinh dưỡng bổ máu, không cung cấp đường, vì sợ rằng gia đình họ sẽ có nhiều người bị ung thư phát triển thì có lý hay không. Do đó chúng tôi thường khuyên những người bị ung thư đang thiếu máu, thiếu đường thiếu khí gây ra đau nhức toàn thân như da thịt bị ai cắn xé banh da xẻ thịt, theo đạo Phật là oan gia trái chủ, theo đông y là thiếu máu thiếu đường thiếu khí, theo tây y là ung thư, nên 3 cách chữa khác nhau, theo đạo là niệm Phật, theo đông y là bổ máu, bổ đường bổ khí, theo tây y phải kỵ máu kỵ đường chỉ dùng morphin giảm đau cứ để chúng đói cho tế bào ung thư chúng chết, kết qủa cuối cùng 9 thành viên khác cũng chết dần theo gọi là di căn, còn theo Y Học Bổ Sung, những bệnh nhân ung thư tự chữa cứ ăn uống nước súp phở bò, uống đường mía, tập khí công, sự đau đớn giảm dần vì tế bào được phục hồi sự sống hoạt động thông khí huyết tuần hoàn máu khắp toàn thân, bệnh nhân không được nằm phải đi lại vận động cơ thể kích thích chúng cần thêm năng lượng, người bệnh sẽ lên cân, tăng áp huyết đủ và đường đủ thì khỏi bệnh là kết qủa tất yếu chứ không phải là phép lạ, cách chữa này không cần thầy nào hướng dẫn.

Do đó chúng ta cần suy nghĩ lại xem cách chữa nào hợp lý thì áp dụng miễn sao giúp cơ thể phục hồi đủ lượng máu, đủ đường, tập thể dục cho cơ thể có nhiều oxy, nhiều khí lực để phục hồi chức năng hoạt động của tế bào bệnh thành tế bào khỏe thì không còn sợ bệnh tật.

c-Tại sao tập khí công người mệt xuất mồ hôi mà đo đường trên tay trước và sau khi tập vẫn cao không thay đổi ?
Đã có nhiều người trước khi tập khí công, đo đường-huyết trên ngón tay là 10mmol/l, sau khi tập khí công xuất mồ hôi, mệt, đo lại đường trên tay vẫn 10mmol/l. Tại sao ?
Thật ra đường trên tay là đường cũ không tuần hoàn nằm trong máu ở cánh tay, do tắc nghẽn không trao đổi được khí huyết và đường mới từ tim bơm ra, hoặc do nguyên nhân thiếu máu không dẫn đường mới trong cơ thể ra đến đầu ngón tay, kiểm chứng lại bằng cách châm nặn máu nơi vừa châm, vuốt cánh tay cho thông khí huyết ra tay, nặn bỏ đi vài giọt máu cũ còn đen và đặc, thử lại đường huyết sẽ thấp xuống ít, rồi lại vuốt cánh tay cho khí huyết dẫn ra tay cho đến khi máu đầu ngón tay ra máu loãng đỏ, thử lại đường huyết ở giọt máu đó đường xuống còn 5.0mmol/l, chứng tỏ tập khí công có kết qủa làm đường xuống, và khi khí huyết bị tắc không thông ra đầu ngón tay để thay đổi khí huyết mới, thì đo đường cao ở đầu ngón tay cao vẫn là sai không chính xác.

Có nghĩa là tập khí công có kết qủa làm đường xuống thấp có dấu hiệu xuất mồ hôi và mệt, nhưng vì mới tập lần đầu, các ống máu chưa được thông đến ra đầu ngón tay, nên thử đường trên ngón tay vẫn là đường cũ trong thời gian bị đường huyết cao, cần phải châm nặn máu 10 đầu ngón tay trước khi tập, vì nhiệt độ 5 đầu ngón tay chưa nóng ấm, máu chưa loãng ra đến ngón tay, trong khi bên trong cơ thể nóng, đường trong cơ thể xuống thấp do đã xuất ra mồ hôi.

Nhiều người có đường huyết cao mới tập thể dục đều có hiện tượng này, sau vài lần tập chức năng tụy tạng được phục hồi sẽ sản xuất insulin nhiều hơn thì đường sẽ được insulin cân bằng thì đo đường huyết nằm trong tiêu chuẩn ổn định, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon không còn bệnh tật, duy chỉ có tây y vẫn lừa mình theo bài nghiên cứu của bs. Nguyễn Thượng Chánh: “Tây y bán bệnh để mình mua thuốc “ nên chê là bệnh tiểu đường vẫn còn theo tiêu chuẩn mới mà trên thực tế chúng ta không hề có bệnh tiểu đường nếu áp dụng theo tiêu chuẩn cũ năm 1979.
2-Nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhiều hay ít, tùy thuộc vào lượng đường-huyết.
Nếu tính bằng calorie, như người già chỉ ăn rồi nằm, ít hoạt động thì cần ít lượng đường, hay những người làm việc văn phòng, tính theo calorie do thức ăn cung cấp thì chỉ cần 1500-2000 calories/ngày, nếu ăn nhiều, lượng đường dư nhiều thành bệnh tiểu đường. Nhưng những người hoạt động chân tay, lao động nặng, cơ thể cần nhiều năng lượng trên 2000-3000 calories/ ngày, nếu đo đường-huyết cao sau khi ăn như 200mg/dL, thì khi lao động nặng xuất mồ hôi lượng calorie mất đi, đường-huyết sẽ tụt thấp còn 100mg/dL =6.0mmol/l.
Nếu chúng ta không lao động nặng mà mỗi ngày tập thể dục khí công cho xuất mồ hôi thì cũng tiêu hao calorie, thì đường-huyết cũng tụt thấp. Còn những người đang dùng thuốc tiểu đường, cố giữ cho mức đường thấp theo tiêu chuẩn tây y hiện nay dưới 90mg/dL là tốt hay nhưng người không có bệnh tiểu đường mà tây y đo đường trên 100mg/dL tây y cũng cho là bị bệnh tiểu đường phải uống thuốc trị tiểu đường, làm hạ đường có nghĩa là làm mất năng lượng calorie để hoạt động, nên không có sức làm việc nặng như xưa, đụng đến công việc dùng ít sức là đường-huyết tụt thấp, cho nên có những trường hợp không bị bệnh tiểu đường theo tiêu chuẩn mới của tây y hiện thời 2016, theo tiêu chuẩn cũ năm 1979 là người bị đường-huyết qúa thấp, khi mùa đông đến, ra ngoài xúc dọn tuyết để lấy lối đi ra vào nhà, mới xúc vài xẻng tuyệt bị mệt tim té xỉu chết, là tim thiếu năng lượng đường để tim co bóp tuần hoàn máu, và làm máu ấm giữ thân nhiệt cho cơ thể để máu đừng bị đông.
Trong một buổi kiểm chứng đo đường-huyết cho 200 sinh viên trường Đại Học Bách Khoa, trong số đó chỉ có 5 sinh viên đủ tiêu chuẩn đường-huyết, số còn lại 195 sinh viên thuộc bệnh thiếu đường-huyết đều dưới 6.0mmol/l và thấp nhất 4.0mmol/l, đó là nguyên nhân tại sao sức khỏe sinh viên yếu kém, hay buồn ngủ, mệt mỏi, học không tập trung. Nếu biết được nguyên nhân do thiếu đường huyết, thì có thể ăn thêm bánh kẹo bổ sung năng lượng, giúp cơ thể tỉnh táo, nhưng vì không biết nguyên nhân này và kiêng sợ đường, nên sức khỏe suy yếu dần, năng lực học tập kém, người không đủ tiêu chuẩn đường-huyết sẽ không có sức vận động.
Còn người thường xuyên tập thể dục hay làm việc nặng thì phải cần đến nhiều đường, nên không bao giờ sợ bệnh tiểu đường.
3-Tại sao bị hạ đường-huyết.
Đối với phương pháp tìm nguyên nhân bệnh và cách chữa bệnh của đông y khí công là tìm sự mất quân bình 3 yếu tố TINH + KHÍ + THẦN, do thức ăn nào đúng để quân bình âm = dương gọi là quân bình âm=dương về Tinh hay về máu, Tập luyện thế nào để giữ quân bình âm=dương về Khí để áp huyết thấp quá thành trung bình, cao qúa thành trung bình. Theo dõi đường thế nào cho đúng đủ để giữ cho thân nhiệt không nóng quá không lạnh quá, luôn giữ cho thần sắc trên mặt được sáng hồng hào.
Có 5 lý do làm hạ đương-huyết xét theo 3 yếu tố Tinh+Khí+Thần chúng ta sẽ thấy nguyên nhân do cách ứng dụng sai :
a-Do bị uống thuốc làm hạ đường đối với những người bị bệnh tiểu đường. Trường hợp này cơ thể thiếu glucose trong máu để đưa glucose vào nuôi tế bào, trường hợp này có công thức là insulin > đường.,, là áp dụng Tinh sai.
b-Do sợ bị bệnh tiểu đường nên kiêng sợ không dám ăn đường, ăn ngọt khiến đường-huyết thấp trường hợp này có công thức đường < insulin. Cũng do áp dụng Tinh sai.
c-Do làm việc nặng nhọc xuất mồ hôi, hay xông hơi, tắm sauna để xuất mồ hôi làm hạ áp huyết và hạ đường., trường hợp này làm tăng insulin do lao động nặng nên insulin > đường. Do áp dụng Khí sai.
d-Do nhịn bỏ bữa ăn trong khi cơ tim vẫn cần năng lượng đường để bơm máu tuần hoàn, nên đường-huyết tụt thấp, trường hợp này có công thức đường < insulin. Do Tinh sai.
e-Do lạm dụng rượu hay trong khi mang thai . Do Tinh sai.
Nhưng có một lý do những người bị bệnh tiểu đường thường hay phạm phải rất nguy hiểm mà vô tình không biết đã làm tụt đường huyết nhiều lần trong ngày mà không chịu đo thử đường mỗi ngày, Thí dụ :
1-Sáng chưa ăn, đo đường 140mg/dL rồi uống thuốc làm hạ đường (lần thứ 1) do Tinh sai.
2-Bỏ bữa ăn sáng, đã làm hạ đường thêm lần thứ 2. không đo lại. Do Tinh sai.
3-Uống 1 ly hạt CHIA (giống như loại hột É Việt Nam) đã làm hạ đường lần thứ 3, không đo lại đường. Do Tinh sai.
4-Trong bữa ăn, chuyên ăn canh chua, khổ qua xào hay kho.. đã làm hạ đường lần thứ tư không đo lại đường. Do Tinh sai.
5-Tập thêm thể dục, đi bộ, hay ở nhà có thang lầu thường phải đi lên đi xuống nhiều lần, vô tình đã làm hạ đường lần thứ 5, không đo lại đường. Do Khí sai.
Như vậy ngoài việc uống thuốc đã làm hạ đường, 4 lần sau cũng đã làm hạ đường thêm gấp 4 lần nữa, thì dù đường ban sáng đo 140mg/dL trừ cho 5 lần hạ đường thì cuối ngày chỉ còn 80-90mg/dL.
Vậy nếu sáng trước khi uống thuốc hạ đưởng chỉ có 100mg/dL là đường đã thấp, mà vẫn áp dụng như 5 cách trên đường sẽ xuống thấp hơn nữa, có thể chỉ còn 50mg/dL là tim sẽ ngưng đập, khi có dấu hiệu mệt tim, chóng mặt hoa mất, chân tay bủn rủn xuất mồ hôi mà không biết mình bị tụt đường-huyết cần phải uống đường ngay nâng đường-huyết lên cao để phục hồi lại năng lượng, nếu chỉ muốn đi nằm nghỉ ngay thì sẽ rơi vào giấc ngủ sâu hôn mê, hồn lìa khỏi xác, chết trong giấc ngủ êm đềm, và thường được người nhà kể lại câu chuyện như : Má em vẫn khỏe mạnh, không có bệnh gì, đang dọn dẹp nhà cửa hay làm bếp, rồi má em tự nhiên thấy mệt đi nằm rồi má em chết lúc nào không hay... .
Đó là lý thuyết, thật ra đường xuống 70mg/dL là cơ thể đã mất sức, yếu mệt tim, đầu choáng váng, chân tay run, phải đi nằm nghỉ rồi, lúc nằm nghỉ đường vẫn xuống thấp dần xuống còn 50mg/dL do gia tốc ( trớn) vì khí huyết vẫn còn chuyển động nhịp tim vẫn nhanh vẫn tiêu hao năng lượng đường.
Còn nhiều trường hợp các cụ già do vẫn dùng thuốc chữa tiểu đường và thuốc hạ áp huyết đều đặn mỗi ngày mà phát sinh ra những hậu qủa bệnh như đi lại trong nhà chân yếu hay bị xụm chân té ngã ngồi nhiều lần, các con dẫn mẹ vào bệnh viện thử máu nhiều lần không tìm ra bệnh, thử máu mãi càng làm mất máu, mà nguyên nhân bệnh đang nằm trước mắt trong bảng thử máu là áp huyết thấp, đường thấp so với bảng tiêu chuẩn áp huyết của môn KCYĐ và của tiêu chuẩn đường năm 1979 là quá thấp, nhưng so với tiêu chuẩn mới là bình thường. Như vậy chúng ta phải nghĩ rằng 2 tiêu chuẩn này của tây y có vấn đề không ổn rồi, đáng lẽ ra các bác sĩ gia đình có lương tâm phải theo dõi bệnh tình thay đổi thế nào của bệnh nhân của mình, thống kê ghi lại những hậu quả những phản ứng phụ bất lợi cho bệnh nhân, bác sĩ gia đình là người trung gian kiểm chứng kết quả dùng thuốc và sức khỏe bệnh nhân, để phản ảnh lại trong các buổi họp trao đổi kinh nghiệm, chứ không phải là thiên lôi sai đâu đánh đó, thuốc dặn thế nào thì dặn bệnh nhân thế đó, không hợp thì chỉ đổi thuốc này sang thuốc khác không theo dõi diễn biến bệnh của từng người...điều này là thời buổi theo kim tiền có cả một hệ thống dây chuyền khó thay đổi, nên tự mình là bệnh nhân phải biết cách tự chữa bệnh theo dõi bệnh của mình là tốt nhất không nên ỷ lại vào thầy thuốc..
Theo thống kê nhiều năm kinh nghiệm của môn Y Học Bổ Sung của KCYĐ đã được trình bầy trong sách này, chúng ta cần phải biết để tự cứu mình và người thân trong gia đình, chứ nguyên tắc của hệ thống tây y dù có sai lầm cũng khó thay đổi sửa sai được cả một hệ thống kinh doanh y tế tài phiệt này được.
Mời qúy vị đọc tiếp những thống kê của KCYĐ sẽ thấy mọi nguyên nhân bệnh đều do đường-huyết thấp, thấp ít thì sinh ra bệnh ít, thấp nhiều sinh ra bệnh nhiều, thấp qúa tim ngừng đập rơi vào giấc ngủ hôn mê hồn lìa khỏi xác.
4-Thử đường-huyết vẫn nằm trong tiêu chuẩn tốt của tây y 5.0-6.0mmol/l(80-100mg/dL), nhưng vẫn có những dấu hiệu bệnh đường thấp:
Như đau nhức thần kinh gân cơ, đau cứng thoái hóa đốt sống cổ, sống lưng, đĩa đệm, ăn không tiêu, trào ngược thực quản, ngáp, bướu cổ, hay ngủ gục, ưa nhắm mắt, đêm mất ngủ, chân tay tê lạnh đau, run co giật tay chân, mắt mờ, hoa mắt chóng mặt, rụng tóc, loãng xương, mất trí nhớ, hôn mê...là các cơ quan nội tạng thiếu đường trầm trọng.
Như vậy thử đường trong tiêu chuẩn tốt là giả tạo. Muốn biết sự thực, uống thêm 3 thìa đường cát vàng, thay vì đường-huyết sẽ tăng, nhưng ngược lại, chỉ cần tập 5-10 lần bài Kéo Ép Gối, thì thử lại thấy đường-huyết xuống thấp hơn lúc đầu, không phải là 100mg/dL mà chỉ còn 60-70mg/dL. Tại sao vậy? Vì khi uống đường, thì đường theo máu vào phục hồi lại những tế bào thiếu đường để bù lại số đường mà cơ thể đã rút ra từ tế bào mỡ, từ tế bào vỏ xương...khiến cho các tế bào dinh dưỡng teo nhỏ yếu dần trở thành tế bào ung thư, nên khi có đường mới vào phải trả nợ cho chúng còn chưa đủ.
Trong tế bào, có tế bào chất là thức ăn dự trữ nuôi nhân tế bào phát triển, chứa 3 thành phần dinh dưỡng chính là chất đạm, bột, đường (protid, lipid, glucid) tùy theo chức năng của tế bào mà tỷ lệ 3 chất khác nhau, để tạo ra tế bào xương, tế bào máu, tế bào thịt, tế bào da..trong tế bào còn có khổng chứa oxy, Y Học Bổ Sung KCYD gọi là Khí, Tế bào chất gọi chung là Huyết gồm nước, máu, mỡ, đường.Thiếu 3 chất này, tế bào chất dự trử để nuôi nhân tế bào hao hụt dần thì tế bào chức năng là tế bào chủ hoạt động điều khiển như công nhân trong một nhà máy chế biến thực phẩm nuôi con người, còn tế bào dinh dưỡng để phát triển là bộ phận nhận chất bổ phát triền nhân tế bào sinh sôi nẩy nở thay tế bào cũ đổi tế bào mới. Khi tế bào chất thiếu 1 trong 3 thành phần, giống như chúng đang đình công chờ nguyên liệu, vì thế khi uống đường là tiếp thêm nguyên liệu cho chúng làm việc thì nguyên liệu phải tiêu hao mất, nên dù uống đường bao nhiêu cũng vẫn thiếu chưa hoàn toàn đủ để khôi phục lại năng xuất hoạt động của nhà máy chế biến trong cơ thể, khi tế bào thiếu cung cấp 3 chất từ thực phẩm thì tế bào suy yếu dần teo nhỏ lại kết thành mô tế bào chết gây trở ngại tuần hoàn máu, máu không lưu thông mà ứ tắc những mao mạch nhỏ nơi đầu ngón tay chân trước, làm đau ngón tay chân tím tê lạnh, là nơi giao lưu trao đổi máu đỏ đi ra máu đen đi về tim, những ống mạch tắc nghẽn làm đau, đông y gọi là thống bất thông (đau do không thông), nếu những mô tế bào suy yếu này kết khối trong các cơ ở nội tạng, ở những rễ thần kinh, khi lớn dần, tây y phát hiện ra khối bướu ung thư thì đã quá muộn, mà dấu hiệu ban đầu xét từ tế bào chất đã thiếu 1 trong 3 chất dinh dưỡng này là thiếu đường từ lâu rồi do tiêu chuẩn hạ thấp đường huyết và tây y hù dọa đường khiến cơ thể chúng ta mất năng lượng, sức khỏe suy yếu dần do hậu qủa thiếu đường mà kiêng sợ không dám ăn đường là đã rơi đúng vào mục tiêu của các cơ quan tài phiệt đầu tư vào ngành y dược rồi.
Chúng ta không nhận ra ngành dược sản xuất càng nhiều thuốc mới lạ thì ngành y càng phát sinh ra nhiều bệnh mới lạ để chữa mà trước kia không hề có.
Cho nên chữa gốc bệnh là phục hồi chất dinh dưỡng cho tế bào chất nhanh nhất là đường, đó là lý do tại sao khi cho uống đường hòa tan nhanh vào máu trong cơ thể, tây y nhìn thấy các tế bào háo khí háo đường được phục hồi, nên tây y cho rằng đường và máu sẽ làm tế bào ung thư phát triển, mà thật ra những tế bào này đã bị chủ nhân của nó bỏ đói lâu ngày do uống thuốc làm hạ áp huyết và hạ đường là mục tiêu chữa bệnh của ngành y dược. Nếu áp huyết và đường không bị hạ thấp dưới tiêu chuẩn thì tế bào đâu có bị mất tế bào chất để nuôi tế bào?
Về nghiệp quả, do mình tạo ra nhân xấu là nhịn ăn, làm hạ đường, hạ áp huyết thì hậu quả tế bào là các con chúng ta trở thành kẻ thù của chúng ta, là những oan gia trái chủ sẽ hành hạ chúng ta đau đớn cho đến chết mà nhân loại gọi là ung thư.

VI.  UỐNG THÊM ĐƯỜNG ĐỂ TẬP KHÍ CÔNG CHỮA KHỎI BỆNH MÀ VẪN KHÔNG BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Trong thống kê dưới đây có những điểm mà chúng ta cần nhận xét :

1-Trong các bài tập khí công, thì luôn luôn cơ thể đổi đường ra năng lượng mới có sức tập mà không mệt, khi tập xong đường-huyết lúc nào cũng xuống.
Chúng ta áp dụng tiêu chuẩn đường-huyết an toàn của WHO năm 1979 :
Khi đói đường-huyết từ 100-140mg/dL=6.0-8.0mmol/l
Khi no từ 140-200mg/dL=8.0-11.0mmol/l.
Dựa vào tiêu chuẩn này và kinh nghiệm của KCYD, trước khi tập thể dục khí công, lấy tiêu chuẩn đủ đường để tập khí công không bị mệt tim là 140mg/dL, ai thiếu thì phải uống đường cát vàng trước khi tập, cứ 1 thìa cà phê đường cát vàng pha với 1 ly nước nóng ấm, thì đường- huyết tăng lên 10mg/dL.
Trước khi tập, ai có đường huyết cao hơn 140mg/dL thì không cần uống thêm đường.

2-Chúng ta chú ý đến công dụng của các bài tập giống như một vị thuốc, có bài làm tăng áp huyết, có bài làm giảm áp huyết, có bài chữa thoái hóa cột sống cổ, lưng, thần kinh tọa, có bài chữa sáng mắt, bệnh run tay chân Parkinson,....nhưng dù tập bài nào cũng làm tiêu hao năng lượng xuất mồ hôi làm đường huyết hạ thấp, phải uống bù lại đường bị mất, do đó tập khí công không bao giờ sợ bệnh dư đường làm thành bệnh tiểu đường hyperglycemie hay làm béo phì dư triglycerid làm tắc nghẽn tim mạch, nhưng loại bệnh này ít người chết hơn là bệnh thiếu đường Hypoglycemie khiến cơ thể suy nhược chết âm thầm khi ngủ bị hôn mê bất tỉnh tim ngưng đập trong đêm mà không ai hay biết.

3-Một chú ý quan trọng về đường chuyển hóa thức ăn, khi cơ thể thiếu đường giúp co bóp bao tử chuyển hóa thức ăn, thì sau khi ăn áp huyết bên tay trái có tâm trương cao hơn tiêu chuẩn tuổi, tâm trương này cao do thức ăn như ăn nhiều không tiêu, không chuyển hóa phân loại được nước, máu, mỡ, đường trong thức ăn. Trong khi tâm trương bên gan theo KCYD là lượng máu trong gan lại thấp hơn tiêu chuẩn.
Nếu không tập khí công thì tình trạng này vẫn là tình trạng bệnh, bao tử trở thành thùng rác không co bóp, không chuyển thức ăn thì cũng không chuyển những thuốc uống vào máu để chữa bệnh, khiến bao tử đẩy hơi, ợ chua đắng, trào ngược thực quản, bướu cổ, cuối cùng là ung thư bao tử.
Muốn chuyển hóa thức ăn thành máu, phải mượn thêm đường xúc tác, uống thêm đường cho đủ khi thử nguồn đường ở tay nếu thấy thấp chưa đủ 140mg/dL, rồi mới tập bài khí công căn bản chuyển hóa thức ăn là bài Nằm Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 300 lần cho trán xuất mồ hôi, trong khi đang tập mà mệt phải thử lại đường, thiếu thì uống thêm cho đủ 140 mg/dL rồi tập tiếp.
Kết quả chúng ta sẽ thấy, thử lại đường thấy đường tụt thấp, đó là lý do tập khí công không bao giờ sợ bị bệnh tiểu đường, nhưng được uống thêm đường ngừa bệnh thiếu đường.
Kết quả mà chúng ta cần lưu ý là tâm trương bên tay trái của bao tử chứa thức ăn, trước thì cao nay thì thấp dưới tiêu chuẩn, không đáng ngại, đó là thức ăn trong trong bao tử được chuyển hóa thành máu, bổ sung cho gan, ban đầu tâm trương bên gan thấp, sau khi tập tâm trương bên gan cao là gan được tăng lượng máu để cung cấp cho tim tuần hoàn.
Mục đích vừa chữa bệnh bằng đường cho những bệnh nhân thiếu đường, để chứng minh đường được chuyển hóa thành năng lượng để tập thể dục khí công sẽ không bị mệt tim, vừa được khỏi bệnh, vừa không bị tăng đường vượt tiêu chuẩn để bị bệnh tiểu đường. Người có đường-huyết cao chỉ cần tập khí công phù hợp với bệnh cần chữa.
Qúy vị để ý theo dõi các kết quả sau khi tập thể dục khí công, trong các thống kê kết qủa dưới đây, đều thấy đường-huyết tụt thấp do chức năng tụy tạng được phục hồi tiết thêm lượng insulin ra nhiều để tiêu huỷ đường khi uống vào hay tiêu huỷ đường trong mỡ làm tiêu mỡ, nên chúng ta luông tập khí công mỗi ngày thì không bao giờ bị bệnh tiểu đường cao..

A-THỐNG KÊ THỰC NGHIỆM CỦA NGÀNH Y HỌC BỔ SUNG
Thống kê kết quả những Phật tử trong Niệm Phật Đuòng Cực Lạc/Houston 2015 và trích trong mục Thư Hỏi Bệnh trong Forum KCYD.
Trong những thống kê này chúng ta cũng lưu ý, vì mọi người kiêng sợ đường nên không biết mình đang bị bệnh thiếu đường Hypoglycemie gây ra đủ các loại bệnh mà bệnh nhân đã khai, chưa được ngành tây y quan tâm để tập hợp vào những dấu hiệu bệnh do thiếu đường, đợi 10 năm sau cơ quan có trách nhiệm về sức khỏe mới công nhận thì thế giới đã chết nhiều người mà không tìm ra nguyên nhân bệnh.
Chúng ta hãy theo dõi đường-huyết trong thống kê, những dấu hiệu bệnh thiếu đường khi đói đều dưới 100mg/dL, khi no đều dưới 140mg/dL là nguyên nhân gây bệnh

Những chứng bệnh do bệnh nhân khai dưới đây được thống kê chưa được tây y bổ sung vào triệu chứng của bệnh đường-huyết thấp gây ra nhiều bệnh nan y mãn tính và cuối cùng tế bào sẽ trở thành ung thư, gồm các bệnh như sau :
Thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, cứng cổ gáy vai, tê nhức tay đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn, parkinson, bệnh cholesterol, gout, thần kinh tọa, giảm trí nhớ, vẹo cột sống, lòi điã cột sống, đau nhức tê vai tay chân, liệt đường ruột, hư thận phải lọc thận 3 ngày/tuần, nhức nửa đầu, dị ứng, đau lưng xuống thận qua bụng ra sau lưng. đau đầu chóng mặt, ho suyễn kinh niên, yếu bao tử, bao tử ăn không tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, bướu cổ, ung thư bao tử, đi cầu ra phân sống, bệnh tâm thần, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân, bị chóng mặt mệt tim. bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, bụng căng cứng to, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được, nhức đầu, ù tai, mắt sụp, nhìn không có thần, liệt mặt méo miệng, lỗ tai ù, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm khoảng chút xíu, U xơ tử cung ,(xơ hóa sợi cơ , u lành tính tái phát tại chỗ, viêm gan , suy thận độ 2, mắt mù dần, tê liệt bại chân tay vô lực, động kinh co giật . ....

Do đó tự mình phải bào vệ sức khỏe cho mình, mà thánh nhân đã nói : Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống. Còn Đạo Phật dạy con người biết sống trung dung, về y học có nghĩa là không để áp huyết cao quá, áp huyết thấp quá, không để đường cao quá, cũng không để đường huyết thấp quá thì không bao giờ bị bệnh, còn chúng ta thì cực đoan, uống thuốc làm hạ áp huyết và hạ đường càng thấp càng tốt không chịu ngưng cứ uống thuốc suốt đời để thành bệnh nan y khác, phải chăng là si mê ?

Những bệnh nhân thống kê dưới đây được dấu tên, và dấu cách chữa bệnh, chỉ thống kê kết quả tự nhiên do hậu quả áp huyết và đường thấp gây ra nhiều tên bệnh khác nhau, trước khi uống đường và tập khí công.

Bệnh nhân 1 :
Sau khi ăn : Áp Huyết Tay Trái : 163/103mmHg 67, TP : 165/95mmHg 65, đường 9.4mml/l.Sau 45 phút tập Kéo Ép Gối có kết quả như sau :
TT : 143/97mmHg 65 TP: 140/99mmHg 64 đường 5.1mmol/l
Nhận xét :
a-Tâm thu khí lực 2 bên đều xuống, TT từ 163 xuống còn 143
b-Tâm trương tay trái do ăn nhiều thức ăn khó tiêu làm tâm trương cao 103, nếu không tập khí công, thức ăn sẽ đưa hơi lên cổ làm khó thở, nghẹn ngực, bướu cổ, suyễn, đầy hơi tức bụng, mệt tim..
Nhờ tập khí công, số tâm trương 103 giảm xuống còn 97, thì thức ăn được chuyển hóa thành chất bổ máu cho gan, nên tâm trương tay phải là gan từ 95 tăng lên thành 99.
c-Đường-huyết trước khi tập 9.4mmol/l, sau khi tập, đường-huyết giảm xuống còn 5.1mmol/l
Lưu ý :
Bất cứ tập thể dục khí công nào mà trán xuất mồ hôi thì cơ thể mất calorie làm đường-huyết tụt thấp, nên cần phải uống thêm đường là thêm calorie cho cơ thể để chuyển hóa thức ăn thành chất bổ và làm giảm khí lực tâm thu do khí của thức ăn không tiêu làm tăng áp huyết, mặc dù chúng ta vẫn dùng thuốc trị bệnh áp huyết cao mà không có kết quả.

Bệnh nhân 2 :
Nam bệnh nhân 53 tuổi, thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm
Trước khi tập bài khí công : Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 100 lần :
Áp huyết Tay trái 96/64mmHg 77 Tay phải 94/64mmHg 78 đường 130mg/dL
Sau khi tập : TT 106/65mmHg 80 TP 117/78mmHg 88 đường giảm còn 96mg/dL
Nhận xét của bệnh nhân :
Sau khi tập, thấy người tăng khí, thở mạnh, các nơi đau giảm nhiều, nếu tiếp tục tập ở nhà sẽ mau khỏi không cần dùng thuốc giảm đau, cổ cúi ngửa hết đau.
Tuy nhiên, mục đích của môn KCYD muốn truyền bá các bài tập mục đích giúp bệnh nhân tự tập khỏi các bệnh, nhưng nhớ một điều quan trọng, muốn có sức để tập tự chữa bệnh cần phải đo đường-huyết trước khi tập, ít nhất phải có calorie để tập thì lượng đường huyết trong máu phải trên 140mg/dL = 8.0mmol/l mới có sức tập, và khi đang tập bị mệt tim, chảy mồ hôi, cần ngưng lại đo lại đường thấp dưới 100mg/dL = 6.0mmol/l thì phẩi ngưng tập, còn muốn tập tiếp thì phải uống thêm đường, giống như xe đang chạy hết xăng, muốn xe chạy tiếp thì phải đổ thêm xăng..
Nếu muốn chữa khỏi những bệnh khác, thì lại phải uống thêm 3 thìa đường cát vàng với nước nóng ấm cho cơ thể tăng calorie mới tập tiếp. Còn những người khác sau khi tập đường huyết vẫn còn cao trên 140md/dL thì tiếp tục tập cho đến khi xuất mồ hôi trán thì ngưng, rồi đo lại đường sẽ thấy kết quả đường xuống lọt vào tiêu chuẩn.
Chúng ta cứ nhớ 2 câu sau :
-Dù đường cao, tập thể dục khí công cho xuất mồ hôi thì đường huyết xuống thấp.
-Tập thể dục khí công phải kiểm soát đường, dưới 100mg/dL phải uống 3 thìa đường, nếu không, cơ tim thiếu đường co bóp, tim sẽ ngưng đập.
Do đó những lực sĩ tập thể thao, khí công không sợ bệnh tiểu đường, ngược lại họ rất cần đường để nưôi cơ tim, cơ bắp chống lão hóa, làm trẻ hóa tế bào
Theo kinh nghiệm của KCYD, mỗi thìa cà phê đường làm tăng đường lên 10mg/dL, và mức đường chuẩn để tập thể dục khí công là 140mg/dL, sau khi tập thoát mồ hôi, thì đường tụt xuống còn 100mg/dl, nếu tụt thấp hơn là cơ thể mất calorie làm mệt phải bù lại lượng calorie bị mất, phải uống thêm 1 thìa đường cho đường huyết trên 100mg/dL mới khỏe không bị suy tim, hại thận.
Khi thận thiếu đường thì bị suy thận phải lọc thận.

Bệnh nhân 3 :
Nam bệnh nhân 51 tuổi, đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn.
Áp huyết tay trái : 109/64mmHg 56 TP 121/62mmHg 60, đường 82mg/dL
Trước khi tập, uống 5 thìa đường, sau khi tập xong bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng áp huyết :
Áp huyết TT : 132/76mmHg 60 TP : 128/73mmHg 62, đương-huyết 105mg/dL
Nhận xét của bệnh nhân : Người nóng ấm, toát mồ hôi mà từ trước đến nay không bao giờ ra mồ hôi, chân mạnh, hết đau chân gối, gót chân.

Bệnh nhân 4 :
Nữ bệnh nhân đang dùng thuốc hạ áp huyết và hạ đường.
Áp huyết TT : 105/66mmHg 80 TP : 100/65mmHg 78 đường-huyết 96mg/dL
Bà thích ăn cơm với canh chua, khổ qua là 2 loại thức ăn làm hạ áp huyết và hạ tim sẽ ngưng đập. Bà nói bà sợ đường, không dùng đường.
Tối đi ngủ, bà tiếp tục dùng thuốc hạ áp huyết hạ đường theo thói quen mỗi ngày
Đêm 3 giờ sáng bà tỉnh dậy đi vệ sinh rồi vào giường, chóng mặt, ngã nằm trên giường nệm bất tỉnh hôn mê ngay lập tức
Các bạn đồng tu gọi tôi đến cứu bà, bà nhắm mắt, thở thoi thóp, đo áp huyết tay phải 50/24mmHg, đường 50mg/dL, bà thở hơi ra ba lần sau đó tim ngưng đập, ấn bụng bà xẹp xuống mà không còn phồng lên, là hơi ra mà không vào nữa. Tôi nói với mọi người, bà đi rồi, không thể chữa được. Cầu chúc bà được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Trong gia đình chúng ta, cha mẹ ông bà chúng ta vẫn mắc phải sai lầm này, vì tin rằng thuốc cần phải uống suốt đời, nên dù cao hay thấp vẫn cứ phải uống thuốc hạ áp huyết và hạ đường mà không chịu đo kiểm soát, nên thường bị bất tỉnh hôn mê ban đêm đi vào giấc ngủ ngàn thu vĩnh biệt mà không ai biết nguyên nhân này để thống kê.

Bệnh nhân 5 :
Bênh nhân này đã bị stroke, áp huyết đã ổn định, TT 126/94/84 TP 139/87/84, vì đường-huyết thấp thường xuyên dưới 90mg/dL làm chóng mặt tay run rẩy, chân yếu đi không vững, mất thăng bằng, hai chân dính chặt dưới đất không nhấc chân được, đi người muốn ngã chúi phía trước, khi ngồi thì té ngã bật ngửa ra sau. Nhờ uống thêm đường lên 140mg/dL chân tay hết run, đi được một mình vững, tự ngồi 1 mình không bị ngã.
Bệnh nhân này tập bài đi cầu thang khi mệt ông uống thêm đường rồi tập suốt 1 ngày thì ông đi được vững không cần xe lăn.

Phương pháp tập khỏi bệnh Parkinson, tê liệt, đi đứng khó khăn dễ té ngã
https://youtu.be/xkkPTac87Yc
Vào youtube, đánh chữ :
Phương pháp tập khỏi bệnh Parkinson, tê liệt, đi đứng khó khăn dễ té ngã
rồi click search.

Bệnh nhân 6:
Nam bệnh nhân 52 tuổi, bị ho hai chục năm rồi. Cách đây ba năm bị lao, hiện tại bị yếu bao tử huyết áp là:
9h00 ngày 05/11 tay trái (120/80/88 tay phải 115/77/88 ,
11h30 ngày 05/11 tay trái 113/75/85 tay phải 110/70/85,
12h10 ngày 05/11 tay trái 114/71/80 tay phải 109/72/77,
13h50 ngày 05/11 tay trái 106/70/81 tay phải 110/72/87,
Đường trong máu: 5.2mmol/l.
Hỏi tại sao đường của em thấp mà nhịp tim lúc nào cũng cao, tập cách nào cho khí lực và nhịp tim vào tiểu chuẩn. Em mong nhận được thư hồi âm của thầy.
Chân thành cảm ơn thầy.

Bệnh nhân 7:
Nữ bệnh nhân 54 tuổi :
Hay chóng mặt đau đầu
_ Hở van tim 2 lá + 3 lá (hở ¼)
_ Thoái hóa đốt sống cổ và 2 khớp vai lạo xạo đau khi giơ lên + Thoái hóa đốt sống lưng + gối lạo xạo
_ Hội chứng ống cổ tay
_ Đờm trắng xuống họng nhiều
_ Mắt thầm quầng đen rộng như bị ai đấm
_ Suy giản tĩnh mạch 2 chân, bị nặng ở chân trái
_ Bao tử yếu ( đã từng đi chữa, đã soi dạ dày)
_ Ngày đi tiểu rất nhiều lần

Số đo huyết áp :
+ Bữa trưa : Trước ăn : tay trái : 105 - 66 -66 tay phải : 108 - 68 - 67 đường 5.4 mmol/l
Sau ăn : tay trái : 99 - 69 - 75 tay phải : 111- 68 - 74
+ Bữa chiều : Trước ăn : tay trái : 106 - 67 – 66, tay phải : 112 - 65 - 66
Sau ăn : tay trái : 106 - 71 – 74, tay phải : 113 - 68 - 68
- cảm giác bàn tay chân và trán : bình thường không nóng không lạnh
- đi cầu bình thường.

+Buổi chiều
Trước ăn : Tay trái :109 - 69 - 81 Tay phải : 103 - 68 - 78
Sau ăn : Tay trái : 108 - 70 - 87 Tay phải : 108 - 71 – 89
Lượng đường : Trước ăn : 5.2 mmol/l Sau ăn : 7.0 mmol/l
Bệnh nhân 8 :
Nữ 47 tuổi
Người rất nóng. Đo nhiệt độ ở trán chỉ có 34 độ C, lòng bàn tay và chân cũng dao động ở mức 34 độ. Đi cầu không bón cũng không tiêu chảy. Đau khắp người.
Bệnh nhân đã mổ ruột thừa và cắt túi mật. Vài tháng nay chỉ ngủ được 4h mỗi ngày, có khi ít hơn và bị bệnh liên quan đến thần kinh, hành vi khác lúc trước.
Các triệu chứng khác. Nhức đầu, ù tai. Mắt sụp, nhìn không có thần. Đau thần kinh tọa vùng thắt lưng. Hai chân nặng như đá, yếu. Đầu gối kêu lụp cụp, mỏi (đo nhiệt độ đầu gối là 32 độ C). Hai bả vai và cánh tay đau nhiều. Thường hay đi tiểu mà có khi chỉ tiểu ít. Gần đây ít đi đại tiện. Bụng cảm giác nặng, bị đau phần bụng ở xương bụng bên trái, bác sĩ nói là chấn thương phần mềm cho uống thuốc mà không thấy giảm
Áp huyết trước ăn 30 phút
Tay trái: 98-68-64 Tay phải:87-63-61
Chân trái: 136-93-61. Chân phải: 136-100-58
Sau ăn 50 phút.
Tay trái: 86-59-66. Tay phải: 89-62-69 Đường 6.0 mmol/l

Bệnh nhân 9 :
Nam, 61 tuổi.
Đo nhiệt độ ở trán, lòng bàn tay khoảng 36.7 độ, nhưng trong người thấy nóng. Đi phân bình thường.
Bác sĩ nói bị áp huyết cao, hở van tim. Lâu lâu, lỗ tai ù, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm khoảng chút xíu. Thường hay nhức nừa đầu phải, hay nổi mẩn ngứa vùng lưng, nổi thành từng mảng màu đỏ. Bụng yếu hay đi đại tiện khi ăn nhiều rau củ quả. Vùng bắp tay từ vai tới cùi chỏ bị đau, có cảm giác xưng lên. Bị hôi miệng nặng. Đi cầu thang hoặc làm công việc chút xíu là mệt.
Áp huyết trước ăn 30 phút
TT: 119-86-85 TP: 116-86-86
Áp huyết sau ăn 40 phút.
TT: 115-74-79. TP: 115-78-80 Đường 5.0mmol/l
Phụ thêm :
1-Cách chữa khỏi 2 bệnh nhân Parkinson do áp huyết và đường loại thực chứng và loại hư chứng
Parkinson thực chứng :
Áp huyết cao, đường thấp, càng uống thuốc trị Parkinson càng bị co giật toàn thân.
Bệnh nhân uống thêm đường rồi tập khí công
https://youtu.be/1xcCaR64Zo0
Vào youtube, đánh chữ : Cách chữa Parkinson run tay, rồi click search
Parkinson hư chứng,
Bệnh nhân này bác sĩ chẩn đoán là bệnh Parkinson Plus nặng hơn bệnh Parkinson thường, KCYĐ khám do áp huyết thấp, thiếu đường, càng uống thuốc Parkinson 2 chân càng cứng không bước đi được, và làm liệt thần kinh vận nhãn, không khép mí mắt, chỉ nhìn thẳng không liếc qua lại hay nhìn lên nhìn xuống được, không đi được, khi đi thì ý đưa đầu phía trước mà 2 chân dính chặt xuống đất nên người bị ngã rất nguy hiểm, phải nằm liệt giường một chỗ.
Lần thứ hai, một tuần sau, bệnh nhân đến phòng mạch tập lần thứ hai :
Tập đi cầu thang lầu, làm mạnh chân và điều chỉnh thăng bằng não bộ.Tập nắm thanh xà ngang bước lên bước xuống trên ghế cao 22cm, làm mạnh chân gối và kích thích bộ nhớ điều chỉnh phản xạ 2 chân.
Lần thứ 3, trước khi tập khí công, uống 3 thìa đường cát vàng
https://youtu.be/V0jwGiNcNZg
Vào youtube, đánh chữ :
Cách chữa Parkinson hư chứng run chân, 2 chân dính chặt xuống đất không nhấc chân đi được
rồi click search.

Bệnh nhân 10 :
-Mắt từ từ mờ dần
Cụ ông 88 tuổi, có dùng thuốc hạ áp huyết và đường, mắt từ từ mờ dần, con gái là dược sĩ đưa cụ đi mổ mắt, cụ nói sau khi mổ thì mắt sáng được một thời gian, sau đó lại bị nặng hợn. Cụ kể lại rằng, cô con gái lại đưa cụ đi khám bác sĩ mắt, bác sĩ này giới thiệu lên bác sĩ thầy của mình, ông khám xong bảo chữa không được, lại giới thiệu đến một bà bác sĩ giỏi hơn người Hoa, bà khám rất kỹ, cũng nói khó chữa được, lại giới thiệu đến bậc thầy cao hơn, bác sĩ này cũng cho biết không chữa được.
Từ khi cụ biết pp KCYD bệnh mắt mù dần nguyên nhân do thiếu đường nuôi thần kinh thị giác, cụ nhờ một cô học viên KCYD chữa, cô cho uống thêm đường và day những huyệt dẫn máu và đường vào mắt, phục hồi thần kinh thị giác, cụ nói chỉ có 15 phút mắt cụ sáng lại cho đến bây giờ được hơn 1 năm rồi, nhưng cụ cười nói rằng, con gái cụ vẫn chống đối cụ, nó vẫn cố chấp nói là phương pháp này phản khoa học ...thì kệ nó mắt tôi bây giờ còn sáng hơn khi xưa mà không cần phải đeo kính nữa.
Ngành Y Học Bổ Sung khuyên bệnh nhân thử đường-huyết trên ngón tay sau mỗi bữa ăn để biết nguồn đường từ thức ăn vừa ăn đủ hay thiếu, rồi thử đường nơi bị đau bệnh, như mờ mắt, thử trên mắt thấy khác xa, cao hơi hay thấp hơn tiêu chuẩn mắt, nếu trên mắt thiêu, mà nguồn đường hôm nay ăn thiếu thì cần phải uống thêm đường cho nguồn đường đủ từ 100-140mg/dL rồi tập 7 bài chỉnh thần kinh đầu mặt xong đo lại đường hai huyệt trên mắt sẽ lọt vào tiêu chuẩn sáng mắt, ngược lại nếu nguồn đường ở tay không đủ, dù có tập khí công cũng không thể sáng mắt.
Còn một nguyên nhân khác mà môn Y Học Bổ Sung áp dụng, luôn luôn đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn, mục đích biết số tâm trương cao hay thấp, để chọn món sắp ăn cần phải ăn món nào cho bổ máu, hay món nào cho giãm mỡ, số tâm thu cao cần phải ăn thức ăn nào làm hạ áp huyết, nếu thấp cần phải ăn món nào làm tăng khí cho áp huyết tăng, và đường thấp hơn tiêu chuẩn đói thì cần phải ăn thên ngọt, hay cao hơn tiêu chuẩn cần phải ăn món ăn là hạ đường. Đó là lý do tại sao cần phải dđo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăm để biết các dùng móm 8n chữa bệnh, tự điều chỉnh áp huyết và đường nằm trong tiêu chuẩn tuổi không bị bệnh tật.
Với lý do để tránh mắt mù, rụng tóc, mất trí nhớ, thoái hóa cột sống teo thần kinh, teo mao mạch, run co giật tay chân, suy tim, thận phải lọc thận, nên ngành Y Học Bổ Sung giữ nguyên tiêu chuẩn đường-huyết của năm 1979 là an toàn cho phù hợp với mọi chức năng của cơ quan tạng phủ chuyển hóa đường đồng bộ, không gây ra biến chứng của các tạng phủ.

B-HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN ÁP DỤNG CÁCH UỐNG ĐƯỜNG CÁT VÀNG VÀ TẬP THỂ DỤC KHÍ CÔNG TỰ KHỎI BỆNH KHÔNG CẦN CHỮA.
Nghiên cứu theo khoa học thực nghiệm và cách chữa đối chứng trị liệu là bổ sung đường và tập thể dục khí công là 2 vị thuốc tự nhiên, không cần chữa mà bệnh tự nhiên khỏi.

Định lý thuận :

Thống kê theo dõi những bệnh phát sinh do nguyên nhân đường-huyết thấp gây ra bệnh

Định lý đảo :

Bổ sung đường trở lại tiêu chuẩn của Y Tế Thế Giới năm 1979,
Khi bụng đói đường-huyết từ 100-140mg/dl. Khi bụng no từ 140-200mg/dL

Nguyên tắc dùng đường để chữa bệnh :

Hướng dẫn bệnh nhân áp dụng cách tự chữa bệnh giống như phương pháp dạy người tập lái xe :

Một học viên có thể tự lái xe được phải mất 40 giờ lái thực tập mất thời gian nhiều ngày, thì chúng ta đổi phương pháp, dạy cách điều khiển tay lái, dạy đạp chân ga, sử dụng chân thắng, sử dụng đèn báo hiệu quẹo trái, quẹo phải, sử dụng cần số tốc độ, sau đó huấn luyên viên ngồi cạnh học viên, hướng dẫn cho học viên lái xe một đoạn đường xa vài trăm cây số, thí dụ từ tỉnh A sang tỉnh B mới đạt được mục đích và kết quả.
Trên đoạn đường lái xe, khi xe hết xăng giữa đường, phải nghỉ ít phút ghé vào trạm xăng đổ thêm xăng mới đi tiếp được, rồi lại tiếp tục lái cho đến khi xe hết xăng lại nghỉ ít phút để đổ thêm xăng, cứ thế đổ xăng nhiều lần cho đến khi đến đích là tỉnh B, rồi nghỉ ngơi để lái xe về lại tỉnh A, trước khi lái xe phải đổ thêm xăng.làm sao cho khi về đến đích điểm A trong xe vẫn phải còn đủ xăng dự trữ trong bình xăng.